Mới đây, tư lệnh Hải quân Ukraine tuyên bố rằng, nước này muốn bán tuần dương hạm Ukrayina được đóng dưới thời Liên Xô cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Khoản tiền thu được từ thương vụ này sẽ được dùng để nâng cấp lực lượng hải quân tàn tạ của Ukraine.Ukrayina thuộc lớp tàu tuần dương tên lửa Project 1164 Atlant (NATO định danh là Slava) là một trong những chiến hạm trang bị tên lửa lớn nhất được đóng dưới thời Liên Xô. Công việc chế tạo được khởi động từ năm 1976 với kế hoạch sản xuất 10 chiếc. Tuy nhiên, do những biến động cuối thời kỳ Liên Xô khiến người ta chỉ đóng được 4 chiếc, trong đó 3 chiếc hoàn thiện và đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô. Còn một chiếc - chính là Ukrayina chưa kịp hoàn thiện.Ukrayina được khởi đóng tại nhà máy 61 Kommunara ở Mykolaiv Ukraine năm 1983, chính thức hạ thủy năm 1990 trước khi Liên Xô tan rã. Dẫu vậy, các khó khăn về kinh tế chính trị khiến việc hoàn thiện con tàu không được thực hiện khi nguồn ngân sách tạm dừng cùng năm nó được hạ thủy.Không đủ khả năng để hoàn thiện, năm 1993, Hải quân Nga quyết định từ bỏ Ukrayina và trả nó về Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine khi đó cũng chẳng mấy cần thiết tới con tàu khổng lồ tốn kém này. Sau cùng, họ quyết định rao bán nó với giá khoảng 30 triệu USD nhưng chẳng mấy ai quan tâm.Trong hàng chục năm sau đó, tuần dương hạm tên lửa Ukrayina tiếp tục nằm phơi sương phơi gió, không được bảo dưỡng tại nhà máy ở Mykolaiv. Đến thời điểm này, cả con tàu nhìn như một đống sắt vụn, các trang bị bị rỉ sét phần lớn, khó có thể khôi phục.Cận cảnh ống phóng tên lửa hành trình P-500 Bazalt bám bẩn sau hàng chục năm không ai ngó ngàng.Năm 2010, đã có tin là Bộ Quốc phòng Nga tỏ ý muốn mua lại chiếc tàu tuần dương này và khôi phục hoạt động của nó. Khi đó, chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych đã lên tiếng đồng ý thỏa thuận này. Tuy nhiên, sau cùng thì hai bên đã không thể đi đến việc ký kết hợp đồng chính thức do các khúc mắc điều khoản.Và cho tới khi cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 xảy ra, chính quyền Yanukovych sụp đổ dẫn tới sự nắm quyền của phe thân Mỹ, phương Tây khiến thương vụ mua lại tuần dương hạm Ukrayina với Nga trở nên xa vời hơn bao giờ hết.Không thể bán được cho Nga, ngân khố rỗng tuếch, nợ đầm đìa, Ukraine một lần nữa cố gắng chào mời bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng mua con tàu dài gần 200m, lượng giãn nước gần 12.000 tấn này.Tin vui với các quốc gia mong muốn có được tuần dương hạm Ukrayina là các trang bị bên trong của con tàu có vẻ như vẫn được bảo dưỡng tốt, không có dấu hiệu cho thấy nó bị tàn phá quá nhiều.Nhưng họ phải nhận thêm cả tin buồn là hầu hết trang bị điện tử bên trong được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nếu một quốc gia nào ngoài Nga muốn mua tàu họ phải tính đến việc nhờ Nga sửa chữa phần lớn tàu với số tiền khổng lồ. Đó là chưa kể việc phải thay thế hầu như toàn bộ radar hay bổ sung vũ khí.
Mới đây, tư lệnh Hải quân Ukraine tuyên bố rằng, nước này muốn bán tuần dương hạm Ukrayina được đóng dưới thời Liên Xô cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Khoản tiền thu được từ thương vụ này sẽ được dùng để nâng cấp lực lượng hải quân tàn tạ của Ukraine.
Ukrayina thuộc lớp tàu tuần dương tên lửa Project 1164 Atlant (NATO định danh là Slava) là một trong những chiến hạm trang bị tên lửa lớn nhất được đóng dưới thời Liên Xô. Công việc chế tạo được khởi động từ năm 1976 với kế hoạch sản xuất 10 chiếc. Tuy nhiên, do những biến động cuối thời kỳ Liên Xô khiến người ta chỉ đóng được 4 chiếc, trong đó 3 chiếc hoàn thiện và đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô. Còn một chiếc - chính là Ukrayina chưa kịp hoàn thiện.
Ukrayina được khởi đóng tại nhà máy 61 Kommunara ở Mykolaiv Ukraine năm 1983, chính thức hạ thủy năm 1990 trước khi Liên Xô tan rã. Dẫu vậy, các khó khăn về kinh tế chính trị khiến việc hoàn thiện con tàu không được thực hiện khi nguồn ngân sách tạm dừng cùng năm nó được hạ thủy.
Không đủ khả năng để hoàn thiện, năm 1993, Hải quân Nga quyết định từ bỏ Ukrayina và trả nó về Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine khi đó cũng chẳng mấy cần thiết tới con tàu khổng lồ tốn kém này. Sau cùng, họ quyết định rao bán nó với giá khoảng 30 triệu USD nhưng chẳng mấy ai quan tâm.
Trong hàng chục năm sau đó, tuần dương hạm tên lửa Ukrayina tiếp tục nằm phơi sương phơi gió, không được bảo dưỡng tại nhà máy ở Mykolaiv. Đến thời điểm này, cả con tàu nhìn như một đống sắt vụn, các trang bị bị rỉ sét phần lớn, khó có thể khôi phục.
Cận cảnh ống phóng tên lửa hành trình P-500 Bazalt bám bẩn sau hàng chục năm không ai ngó ngàng.
Năm 2010, đã có tin là Bộ Quốc phòng Nga tỏ ý muốn mua lại chiếc tàu tuần dương này và khôi phục hoạt động của nó. Khi đó, chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych đã lên tiếng đồng ý thỏa thuận này. Tuy nhiên, sau cùng thì hai bên đã không thể đi đến việc ký kết hợp đồng chính thức do các khúc mắc điều khoản.
Và cho tới khi cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 xảy ra, chính quyền Yanukovych sụp đổ dẫn tới sự nắm quyền của phe thân Mỹ, phương Tây khiến thương vụ mua lại tuần dương hạm Ukrayina với Nga trở nên xa vời hơn bao giờ hết.
Không thể bán được cho Nga, ngân khố rỗng tuếch, nợ đầm đìa, Ukraine một lần nữa cố gắng chào mời bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng mua con tàu dài gần 200m, lượng giãn nước gần 12.000 tấn này.
Tin vui với các quốc gia mong muốn có được tuần dương hạm Ukrayina là các trang bị bên trong của con tàu có vẻ như vẫn được bảo dưỡng tốt, không có dấu hiệu cho thấy nó bị tàn phá quá nhiều.
Nhưng họ phải nhận thêm cả tin buồn là hầu hết trang bị điện tử bên trong được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nếu một quốc gia nào ngoài Nga muốn mua tàu họ phải tính đến việc nhờ Nga sửa chữa phần lớn tàu với số tiền khổng lồ. Đó là chưa kể việc phải thay thế hầu như toàn bộ radar hay bổ sung vũ khí.