Buổi lễ tiễn biệt 15 chiếc A-7E và 2 chiếc TA-7C (biến thể huấn luyện) diễn ra tại căn cứ không quân Araxos với sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ, quân đội Hy Lạp cùng người dân. Trong ảnh là là một trong các máy bay A-7 được trưng bày cùng các loại bom, tên lửa.
Không quân Hy Lạp đã mua 60 chiếc A-7H và 5 TA-7H từ Mỹ trong giai đoạn 1975-1980 và 50 A-7E, 18 TA-7C từ kho dự trữ Hải quân Mỹ sau Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 năm 1991, nhận bàn giao trong giai đoạn 1993-1994. Tổng cộng phi đội A-7 của Hy Lạp là 133 chiếc - lớn nhất trong các khách hàng quốc tế dùng loại máy bay này.
Các quan chức cấp cao chính phủ, quân đội Hy Lạp tham dự buổi lễ.
Kể từ thời điểm ngày 17/10, 15 chiếc A-7E và 2 chiếc TA-7C (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi) thuộc phi đội 336, sẽ ra khỏi biên chế Không quân Hy Lạp.
Trong ảnh là một chiếc huấn luyện 2 chỗ ngồi TA-7C.
Rất đông người dân (gồm cả các thân nhân phi công lái A-7) đã có mặt tại buổi lễ tiễn biệt.
Hy Lạp là quốc gia cuối cùng trên thế giới sử dụng A-7, trước đó loại máy bay do Mỹ chế tạo này đã ra khỏi biên chế Không quân, Hải quân Mỹ giai đoạn 1991-1993; Không quân Bồ Đào Nha năm 1999 và Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Thay thế những chiếc A-7 sẽ là các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại F-16C Block 52+.
Trong ảnh, F-16 đang bay biểu diễn chào tạm biệt chiến hữu A-7.
Không quân Hy Lạp hiện có 116 chiếc F-16C và 41 chiếc F-16D gồm các biến thể: 32 C/D Block 30; 39 C/D Block 50; 56 C/D Block 52+ và 30 C/D Block 52M.
Hai chiếc A-7 cất cánh lần cuối.
A-7 do công ty Ling-Temco-Vought (Mỹ) phát triển từ những năm 1960, chính thức bay lần đầu tháng 9/1965. Trong thời gian phục vụ, nó đã tham chiến nhiều cuộc chiến tranh mà lớn nhất là chiến tranh Việt Nam. A-7 được xếp vào loại cường kích cận âm, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay, mang được 6,8 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom.
Buổi lễ tiễn biệt 15 chiếc A-7E và 2 chiếc TA-7C (biến thể huấn luyện) diễn ra tại căn cứ không quân Araxos với sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ, quân đội Hy Lạp cùng người dân. Trong ảnh là là một trong các máy bay A-7 được trưng bày cùng các loại bom, tên lửa.
Không quân Hy Lạp đã mua 60 chiếc A-7H và 5 TA-7H từ Mỹ trong giai đoạn 1975-1980 và 50 A-7E, 18 TA-7C từ kho dự trữ Hải quân Mỹ sau Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 năm 1991, nhận bàn giao trong giai đoạn 1993-1994. Tổng cộng phi đội A-7 của Hy Lạp là 133 chiếc - lớn nhất trong các khách hàng quốc tế dùng loại máy bay này.
Các quan chức cấp cao chính phủ, quân đội Hy Lạp tham dự buổi lễ.
Kể từ thời điểm ngày 17/10, 15 chiếc A-7E và 2 chiếc TA-7C (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi) thuộc phi đội 336, sẽ ra khỏi biên chế Không quân Hy Lạp.
Trong ảnh là một chiếc huấn luyện 2 chỗ ngồi TA-7C.
Rất đông người dân (gồm cả các thân nhân phi công lái A-7) đã có mặt tại buổi lễ tiễn biệt.
Hy Lạp là quốc gia cuối cùng trên thế giới sử dụng A-7, trước đó loại máy bay do Mỹ chế tạo này đã ra khỏi biên chế Không quân, Hải quân Mỹ giai đoạn 1991-1993; Không quân Bồ Đào Nha năm 1999 và Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Thay thế những chiếc A-7 sẽ là các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại F-16C Block 52+.
Trong ảnh, F-16 đang bay biểu diễn chào tạm biệt chiến hữu A-7.
Không quân Hy Lạp hiện có 116 chiếc F-16C và 41 chiếc F-16D gồm các biến thể: 32 C/D Block 30; 39 C/D Block 50; 56 C/D Block 52+ và 30 C/D Block 52M.
Hai chiếc A-7 cất cánh lần cuối.
A-7 do công ty Ling-Temco-Vought (Mỹ) phát triển từ những năm 1960, chính thức bay lần đầu tháng 9/1965. Trong thời gian phục vụ, nó đã tham chiến nhiều cuộc chiến tranh mà lớn nhất là chiến tranh Việt Nam. A-7 được xếp vào loại cường kích cận âm, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay, mang được 6,8 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom.