Ngày 10/10, Quân đội Triều Tiên duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Đây là lễ duyệt binh lớn nhất kể từ thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền chèo lái đất nước.Cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên có sự góp mặt của hầu hết các binh sĩ quân binh chủng đi kèm kho vũ khí khổng lồ tiếp tục thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.Một trong những loại vũ khí mà Quân đội Triều Tiên khiến thế giới tiếp tục “sốc” là tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 có tầm bắn khoảng 10.000km – đủ khả năng vươn tới nước Mỹ.Cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên năm nay tiếp tục cho Mỹ - Hàn Quốc thấy rõ sức mạnh khủng khiếp của pháo binh nước này với đủ kiểu loại pháo. Ảnh: Pháo phản lực 107mm đặt trên khung gầm xe ô tô Sungri-61NA Triều Tiên tự sản xuất.Pháo phản lực phóng loạt 122mm do Triều Tiên tự sản xuất, được bố trí 40 quả đạn dự trữ ngay trên thùng xe cho khả năng bắn loạt 80 quả cực nhanh.Pháo phản lực phóng loạt 240mm với tầm bắn đủ sức vươn tới thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ.Pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm bí ẩn mà Triều Tiên lần đầu công bố.Pháo phản lực 107mm đặt trên xe thiết giáp Type 63.Pháo phản lực 122mm đặt trên xe thiết giáp 323 Triều Tiên sản xuất.Lựu pháo tự hành 122mm đặt trên khung gầm thiết giáp 323.Siêu pháo tự hành 170mm Koksan.Xe thiết giáp chở quân thế hệ mới của Triều Tiên thiết kế với khung gầm khác họ BTR của Nga, trang bị tháp pháo 2 nòng 14,5mm và tên lửa phòng không.Xe tăng T-55/Type 59 của Quân đội Triều Tiên tham dự duyệt binh lớn.Xe tăng chủ lực Chonma-ho do Triều Tiên sản xuất dựa trên mẫu T-62 của Liên Xô.Tăng chủ lực Pokpung-ho do Triều Tiên tự sản xuất trên cơ sở T-72 Liên Xô.Các quả đạn tên lửa phòng không S-200 đạt tầm bắn xa nhất của phòng không Triều Tiên.Trong cuộc duyệt binh năm nay, Quân đội Triều Tiên một lần nữa phô diễn hệ thống phòng không tầm xa bí ẩn của nước này, được cho là học hỏi công nghệ S-300 Liên Xô. Ảnh: Xe radar không rõ tên gọi có kiểu dáng giống loại 30N6E – đài điều khiển hỏa lực tổ hợp S-300.Xe phóng tên lửa tự hành của tổ hợp tên lửa “sao chép” S-300.
Ngày 10/10, Quân đội Triều Tiên duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Đây là lễ duyệt binh lớn nhất kể từ thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền chèo lái đất nước.
Cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên có sự góp mặt của hầu hết các binh sĩ quân binh chủng đi kèm kho vũ khí khổng lồ tiếp tục thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.
Một trong những loại vũ khí mà Quân đội Triều Tiên khiến thế giới tiếp tục “sốc” là tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 có tầm bắn khoảng 10.000km – đủ khả năng vươn tới nước Mỹ.
Cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên năm nay tiếp tục cho Mỹ - Hàn Quốc thấy rõ sức mạnh khủng khiếp của pháo binh nước này với đủ kiểu loại pháo. Ảnh: Pháo phản lực 107mm đặt trên khung gầm xe ô tô Sungri-61NA Triều Tiên tự sản xuất.
Pháo phản lực phóng loạt 122mm do Triều Tiên tự sản xuất, được bố trí 40 quả đạn dự trữ ngay trên thùng xe cho khả năng bắn loạt 80 quả cực nhanh.
Pháo phản lực phóng loạt 240mm với tầm bắn đủ sức vươn tới thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nếu đặt ở khu phi quân sự DMZ.
Pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm bí ẩn mà Triều Tiên lần đầu công bố.
Pháo phản lực 107mm đặt trên xe thiết giáp Type 63.
Pháo phản lực 122mm đặt trên xe thiết giáp 323 Triều Tiên sản xuất.
Lựu pháo tự hành 122mm đặt trên khung gầm thiết giáp 323.
Siêu pháo tự hành 170mm Koksan.
Xe thiết giáp chở quân thế hệ mới của Triều Tiên thiết kế với khung gầm khác họ BTR của Nga, trang bị tháp pháo 2 nòng 14,5mm và tên lửa phòng không.
Xe tăng T-55/Type 59 của Quân đội Triều Tiên tham dự duyệt binh lớn.
Xe tăng chủ lực Chonma-ho do Triều Tiên sản xuất dựa trên mẫu T-62 của Liên Xô.
Tăng chủ lực Pokpung-ho do Triều Tiên tự sản xuất trên cơ sở T-72 Liên Xô.
Các quả đạn tên lửa phòng không S-200 đạt tầm bắn xa nhất của phòng không Triều Tiên.
Trong cuộc duyệt binh năm nay, Quân đội Triều Tiên một lần nữa phô diễn hệ thống phòng không tầm xa bí ẩn của nước này, được cho là học hỏi công nghệ S-300 Liên Xô. Ảnh: Xe radar không rõ tên gọi có kiểu dáng giống loại 30N6E – đài điều khiển hỏa lực tổ hợp S-300.
Xe phóng tên lửa tự hành của tổ hợp tên lửa “sao chép” S-300.