Gần đây, những người yêu thích quân sự Trung Quốc đã có dịp thăm quan các cơ sở của Công ty Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) và vô tình phát hiện được một số vũ khí trang bị sản xuất trong nước rất hiếm thấy, trong đó có pháo dã chiến cỡ lớn nhất do Trung Quốc chế tạo, được định danh là FGT-203.
Theo những người chụp bức ảnh thì đây là thiết kế của NORINCO, FGT-203 có cỡ nòng 203mm – thuộc loại lớn trong các hệ thống pháo binh thế giới.
Theo thông tin trên tấm bảng giới thiệu thì FGT-203 có trọng lượng khoảng 16,396 tấn, bệ pháo đặt trên khung bệ 4 bánh lốp.
Do dùng kích cỡ nòng lớn nên một điều hiển nhiên là những viên đạn của nó cũng rất lớn và nặng khiến việc đưa đạn vào nòng pháo là cả một vấn đề không hề đơn giản. Vì vậy, không lạ khi FGT-203 chỉ đạt tốc độ bắn thấp, 2 phát/phút.
FGT-203 có thể bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phá mảnh, đạn chống tăng, đạn vạch đường…) với tầm bắn 40-50km.
Tuy tầm bắn của FGT-203 được cho là nhỉnh hơn pháo tự hành trang bị cỡ nòng 203mm M110 của Mỹ hay 2S7 của Nga, nhưng FGT-203 không bao giờ chấp nhận trang bị trong Quân đội Trung Quốc.
Nguyên nhân có lẽ do một phần kích cỡ quá lớn của FGT-203 khiến tính cơ động kém, tốc độ bắn chậm, dễ bị tiêu diệt trên chiến trường hiện đại.
Gần đây, những người yêu thích quân sự Trung Quốc đã có dịp thăm quan các cơ sở của Công ty Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) và vô tình phát hiện được một số vũ khí trang bị sản xuất trong nước rất hiếm thấy, trong đó có pháo dã chiến cỡ lớn nhất do Trung Quốc chế tạo, được định danh là FGT-203.
Theo những người chụp bức ảnh thì đây là thiết kế của NORINCO, FGT-203 có cỡ nòng 203mm – thuộc loại lớn trong các hệ thống pháo binh thế giới.
Theo thông tin trên tấm bảng giới thiệu thì FGT-203 có trọng lượng khoảng 16,396 tấn, bệ pháo đặt trên khung bệ 4 bánh lốp.
Do dùng kích cỡ nòng lớn nên một điều hiển nhiên là những viên đạn của nó cũng rất lớn và nặng khiến việc đưa đạn vào nòng pháo là cả một vấn đề không hề đơn giản. Vì vậy, không lạ khi FGT-203 chỉ đạt tốc độ bắn thấp, 2 phát/phút.
FGT-203 có thể bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phá mảnh, đạn chống tăng, đạn vạch đường…) với tầm bắn 40-50km.
Tuy tầm bắn của FGT-203 được cho là nhỉnh hơn pháo tự hành trang bị cỡ nòng 203mm M110 của Mỹ hay 2S7 của Nga, nhưng FGT-203 không bao giờ chấp nhận trang bị trong Quân đội Trung Quốc.
Nguyên nhân có lẽ do một phần kích cỡ quá lớn của FGT-203 khiến tính cơ động kém, tốc độ bắn chậm, dễ bị tiêu diệt trên chiến trường hiện đại.