Hiện nay, trong biên chế Hải quân Philippines, BRP Rajah Humabon được xem là chiến hạm chủ lực, mạnh nhất của nước này. Trước khi có sự xuất hiện của 2 tàu chiến lớp Hamilton mua từ Mỹ, con tàu này thậm chí còn giữ “ngôi” lớn nhất Philippines. Giống như phần lớn tàu chiến Philippines khác, BRP Rajah Humabon cũng không phải là tàu được mua mới mà là qua tay nhiều chủ nhân. Con tàu được đóng tại Tập đoàn Federal (Mỹ) năm 1943 và gia nhập Hải quân Mỹ với cái tên USS Atherton (DE-169). Tuy nhiên, chỉ mới phục vụ 2 năm, tháng 12/1945 con tàu bị loại biên chế. Năm 1955, USS Atherton được chuyển giao cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và mang tên mới JDS Hatsuhi (DE-263). Tháng 6/1975, con tàu được cho nghỉ hưu và chuyển lại cho phía Mỹ. Trong ảnh là chiếc JDS Hatsuhi (DE-263) năm 1967. Sau đó, Philippines mua lại con tàu này vào năm 1976 và đặt lại tên là Rajah Humabon. Không chỉ dừng lại ở việc mua một con tàu lỗi thời, Philippines còn phải chịu thêm phí tổn kéo sang Hàn Quốc để đại tu và hiện đại hóa vào năm 1979. Giai đoạn 1995-1996, con tàu trải qua đợt hiện đại hóa tiếp và gỡ bỏ toàn bộ hệ thống trinh sát – vũ khí săn ngầm. BRP Rajah Humabon có lượng giãn nước toàn tải 1.620 tấn, dài 93m, rộng 11,17m, thủy thủ đoàn vận hành tàu tới 165 người. Tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu đều phải vận hành bằng con người là chính. Con tàu trang bị 3 pháo 76mm có tầm bắn 13,4km, được dẫn bắn bằng hệ thống điều khiển hỏa lực Mk.52 cùng thiết bị đo xa Mk.41 nhưng được cho là không hoạt động. Đây là hỏa lực chính và mạnh nhất của con tàu. Ngoài ra, con tàu còn có 3 tháp pháo phòng không 2 nòng 40mm, 6 tháp pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm. Có thể nói, hỏa lực của BRP Rajah Humabon mạnh hơn so với nhiều tàu chiến trong Hải quân Philippines gồm cả 2 chiến hạm lớn nhất lớp Hamilton vừa mua từ Mỹ (trong ảnh). Những con tàu Hamilton tuy có lượng giãn nước tới 3.200 tấn nhưng trang bị vẻn vẹn một pháo hạm 76mm.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân Philippines, BRP Rajah Humabon được xem là chiến hạm chủ lực, mạnh nhất của nước này. Trước khi có sự xuất hiện của 2 tàu chiến lớp Hamilton mua từ Mỹ, con tàu này thậm chí còn giữ “ngôi” lớn nhất Philippines.
Giống như phần lớn tàu chiến Philippines khác, BRP Rajah Humabon cũng không phải là tàu được mua mới mà là qua tay nhiều chủ nhân. Con tàu được đóng tại Tập đoàn Federal (Mỹ) năm 1943 và gia nhập Hải quân Mỹ với cái tên USS Atherton (DE-169). Tuy nhiên, chỉ mới phục vụ 2 năm, tháng 12/1945 con tàu bị loại biên chế.
Năm 1955, USS Atherton được chuyển giao cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) và mang tên mới JDS Hatsuhi (DE-263). Tháng 6/1975, con tàu được cho nghỉ hưu và chuyển lại cho phía Mỹ. Trong ảnh là chiếc JDS Hatsuhi (DE-263) năm 1967.
Sau đó, Philippines mua lại con tàu này vào năm 1976 và đặt lại tên là Rajah Humabon. Không chỉ dừng lại ở việc mua một con tàu lỗi thời, Philippines còn phải chịu thêm phí tổn kéo sang Hàn Quốc để đại tu và hiện đại hóa vào năm 1979. Giai đoạn 1995-1996, con tàu trải qua đợt hiện đại hóa tiếp và gỡ bỏ toàn bộ hệ thống trinh sát – vũ khí săn ngầm.
BRP Rajah Humabon có lượng giãn nước toàn tải 1.620 tấn, dài 93m, rộng 11,17m, thủy thủ đoàn vận hành tàu tới 165 người.
Tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu đều phải vận hành bằng con người là chính. Con tàu trang bị 3 pháo 76mm có tầm bắn 13,4km, được dẫn bắn bằng hệ thống điều khiển hỏa lực Mk.52 cùng thiết bị đo xa Mk.41 nhưng được cho là không hoạt động. Đây là hỏa lực chính và mạnh nhất của con tàu.
Ngoài ra, con tàu còn có 3 tháp pháo phòng không 2 nòng 40mm, 6 tháp pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Có thể nói, hỏa lực của BRP Rajah Humabon mạnh hơn so với nhiều tàu chiến trong Hải quân Philippines gồm cả 2 chiến hạm lớn nhất lớp Hamilton vừa mua từ Mỹ (trong ảnh). Những con tàu Hamilton tuy có lượng giãn nước tới 3.200 tấn nhưng trang bị vẻn vẹn một pháo hạm 76mm.