Súng máy phòng không 14,5 mm 4 nòng. Trong 12 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên phủ trên không lịch sử, loại vũ khí này được trang bị cho bội đội và dân quân tự vệ để đánh máy bay tầm thấp bảo vệ các mục tiêu.
Pháo phòng không KS-19 100 mm với khả năng bắn đến độ cao với tới B-52. Loại pháo này được điều khiển bằng radar đã tích cực chiến đấu trong tháng 12/1972. Lịch sử Phòng không - Không quân ghi nhận bộ đội pháo 100mm đã bắn hạ một B-52.
Radar pháo K8-60 làm nhiệm vụ quan sát, phát hiện, xác định cự ly phương vị độ cao, tọa độ mục tiêu, đa phần tử vào máy chỉ huy để tính toán phần tử cho pháo bắn. Trong kháng chiến chống Mỹ các radar này được trang bị cho các đại đội pháo 57 mm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, radar K8-60 còn được cải tiến chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không đánh máy bay B-52.
Súng máy phòng không 12,7mm – loại súng được trang bị phổ biến trong từng sư đoàn bộ binh của ta để bảo vệ đội hình chiến đấu trước máy bay địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, loại này được trang bị cho các trận địa phòng không tầm thấp.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Đội tự vệ nông trường Xuân Mai đã dùng súng máy phòng không 12,7mm bắn rơi 1 chiếc F-111 của Mỹ. Ảnh chụp đơn vị nhận lẵng hoa chúc mừng của Bác Tôn sau thành tích bắn rơi F-111.
Pháo cao xạ 37 mm – một loại pháo phòng không rất phổ biến của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ. Theo thống kê, đến 70% số máy bay Mỹ bị rơi là do pháo phòng không 37mm và 57mm bắn hạ. Trong chiến dịch Linerbacker II, các khẩu đội phòng không 37mm và 57mm làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa tên lửa trước sự tấn công của máy bay chiến thuật để tên lửa SAM-2 yên tâm bắn B-52.
Một pháo cao xạ 57 trong bảo tàng Phòng không Không quân.
Tên lửa Sam-2, vũ khí chủ lực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Cùng với SAM-2 thật còn có SAM-2 bằng cót để đánh lừa máy bay trinh sát Mỹ khiến bom đạn của chúng trút xuống các trận địa giả, bảo vệ an toàn cho trận địa thật đánh quân thù.
Đài điều khiển tên lửa SAM-2. Bất chấp màn nhiễu dày đặc, bất chấp nguy hiểm từ tên lửa chống radar Shrike của kẻ thù, các cán bộ chiến sĩ điều khiển tên lửa dũng cảm bám trận địa để đánh trả quân thù và đã làm nên chiến thắng lừng lẫy lịch sử quân sự thế giới.
Đây là đài radar cảnh giới P-35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45 trung đoàn radar 291 – Đơn vị đã phát hiện sớm tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội tối 18/12/1972 giúp ta chủ động ngay từ phút đầu tiên.
Máy bay MIG-21, loại vũ khí mà ban đầu Không quân Mỹ cho là đối thủ chính của B-52 và Mỹ đã tìm mọi cách để hạn chế hoạt động của MIG. Tuy nhiên, trong Linerbacker II, MIG-21 vẫn hạ được 2 chiếc B-52.
Chiếc MIG-21 mang số hiệu 5121 đã được anh hùng Phạm Tuân lái bắn rơi B-52 Mỹ trên bầu trời Hòa Bình. Lái một chiếc MIG-21 khác, phi công Vũ Xuân Thiều của ta cũng hạ được 1 chiếc B-52 nhưng do khoảng cách quá gần, anh đã hy sinh. Trong niềm tự hào chung, Không quân Nhân dân Việt Nam còn tự hào vì là lực lượng không quân đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ hạ được B-52 của Mỹ.
Trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, vũ khí hiện đại như tên lửa và máy bay tiêm kích là chủ lực, song không thể không nói đến lưới lửa phòng không tầm thấp với giá trị bảo vệ cho tên lửa và thậm chí bắn được máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 bay với tốc độ siêu âm. Trong ảnh là trận địa phòng không với tên lửa và pháo cao xạ cùng khai hỏa cho thấy lưới lửa phòng không nhiều tầng nấc và liên kết chặt chẽ của quân ta.
Súng máy phòng không 14,5 mm 4 nòng. Trong 12 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên phủ trên không lịch sử, loại vũ khí này được trang bị cho bội đội và dân quân tự vệ để đánh máy bay tầm thấp bảo vệ các mục tiêu.
Pháo phòng không KS-19 100 mm với khả năng bắn đến độ cao với tới B-52. Loại pháo này được điều khiển bằng radar đã tích cực chiến đấu trong tháng 12/1972. Lịch sử Phòng không - Không quân ghi nhận bộ đội pháo 100mm đã bắn hạ một B-52.
Radar pháo K8-60 làm nhiệm vụ quan sát, phát hiện, xác định cự ly phương vị độ cao, tọa độ mục tiêu, đa phần tử vào máy chỉ huy để tính toán phần tử cho pháo bắn. Trong kháng chiến chống Mỹ các radar này được trang bị cho các đại đội pháo 57 mm. Trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, radar K8-60 còn được cải tiến chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không đánh máy bay B-52.
Súng máy phòng không 12,7mm – loại súng được trang bị phổ biến trong từng sư đoàn bộ binh của ta để bảo vệ đội hình chiến đấu trước máy bay địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, loại này được trang bị cho các trận địa phòng không tầm thấp.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Đội tự vệ nông trường Xuân Mai đã dùng súng máy phòng không 12,7mm bắn rơi 1 chiếc F-111 của Mỹ. Ảnh chụp đơn vị nhận lẵng hoa chúc mừng của Bác Tôn sau thành tích bắn rơi F-111.
Pháo cao xạ 37 mm – một loại pháo phòng không rất phổ biến của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ. Theo thống kê, đến 70% số máy bay Mỹ bị rơi là do pháo phòng không 37mm và 57mm bắn hạ. Trong chiến dịch Linerbacker II, các khẩu đội phòng không 37mm và 57mm làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa tên lửa trước sự tấn công của máy bay chiến thuật để tên lửa SAM-2 yên tâm bắn B-52.
Một pháo cao xạ 57 trong bảo tàng Phòng không Không quân.
Tên lửa Sam-2, vũ khí chủ lực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Cùng với SAM-2 thật còn có SAM-2 bằng cót để đánh lừa máy bay trinh sát Mỹ khiến bom đạn của chúng trút xuống các trận địa giả, bảo vệ an toàn cho trận địa thật đánh quân thù.
Đài điều khiển tên lửa SAM-2. Bất chấp màn nhiễu dày đặc, bất chấp nguy hiểm từ tên lửa chống radar Shrike của kẻ thù, các cán bộ chiến sĩ điều khiển tên lửa dũng cảm bám trận địa để đánh trả quân thù và đã làm nên chiến thắng lừng lẫy lịch sử quân sự thế giới.
Đây là đài radar cảnh giới P-35 gắn liền với chiến công của Đại đội 45 trung đoàn radar 291 – Đơn vị đã phát hiện sớm tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội tối 18/12/1972 giúp ta chủ động ngay từ phút đầu tiên.
Máy bay MIG-21, loại vũ khí mà ban đầu Không quân Mỹ cho là đối thủ chính của B-52 và Mỹ đã tìm mọi cách để hạn chế hoạt động của MIG. Tuy nhiên, trong Linerbacker II, MIG-21 vẫn hạ được 2 chiếc B-52.
Chiếc MIG-21 mang số hiệu 5121 đã được anh hùng Phạm Tuân lái bắn rơi B-52 Mỹ trên bầu trời Hòa Bình. Lái một chiếc MIG-21 khác, phi công Vũ Xuân Thiều của ta cũng hạ được 1 chiếc B-52 nhưng do khoảng cách quá gần, anh đã hy sinh. Trong niềm tự hào chung, Không quân Nhân dân Việt Nam còn tự hào vì là lực lượng không quân đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ hạ được B-52 của Mỹ.
Trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, vũ khí hiện đại như tên lửa và máy bay tiêm kích là chủ lực, song không thể không nói đến lưới lửa phòng không tầm thấp với giá trị bảo vệ cho tên lửa và thậm chí bắn được máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 bay với tốc độ siêu âm. Trong ảnh là trận địa phòng không với tên lửa và pháo cao xạ cùng khai hỏa cho thấy lưới lửa phòng không nhiều tầng nấc và liên kết chặt chẽ của quân ta.