Với độ cao trung bình trên 4.500m so với mực nước biển, dãy núi Khunjerab (Tây Tạng) là thách thức rất lớn với biên phòng Trung Quốc trong hoạt động tuần tra biên giới giáp với Pakistan. Nơi đây chỉ có lượng ô-xi bằng gần một nửa so với đồng bằng, sức gió quanh năm trên cấp 7, cấp 8, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới âm 40 độ C. Với điều kiện khắc nghiệt này, cùng sự hiểm trở của dãy núi khiến các phương tiện cơ giới hoạt động rất khó khăn.Chính vì vậy, lực lượng biên phòng Trung Quốc đã phải sử dụng tới những chú bò Tây Tạng để phục vụ hoạt động di chuyển trên tuyến biên giới với Pakistan.“Khunjerab, Tây Tạng, mỗi lần tuần tra là một lần thách thức giới hạn của sinh mạng!... nếu không có những chú bò này, con người khó mà vượt qua được”, mạng Sina bình luận hoạt động tuần tra biên giới bằng bò của lính Trung Quốc.Bò Tây Tạng là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh-Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.Bò Tây Tạng sống thành bầy. Bò đực hoang dã cao khoảng 2–2,2 m (tính tới vai), bò cái cao khoảng 1,6 m, còn bò thuần hóa cao khoảng 1,6–1,8 m. Cả hai giới đều có lông dài và rậm bờm xờm để giúp chúng không bị lạnh. Ảnh: Lính biên phòng Trung Quốc di chuyển trên đường đèo bằng Bò Tây Tạng.Bò Tây Tạng có thể cân nặng tới 1,2 tấn, chiều dài đầu - thên khoảng 3-3,4m.Về mặt sinh lý học, bò Tây Tạng đã thích nghi tốt với độ cao lớn, có tim và phổi to hơn so với bò ở các độ cao nhỏ hơn cũng như khả năng vận chuyển ôxy lớn hơn theo đường máu.Với các đặc điểm sinh học như vậy, không lạ khi Trung Quốc chọn bò Tây Tạng làm phương tiện cơ động trên các tuyến biên giới hiểm trở.Trong Quân đội Trung Quốc, bò Tây Tạng được dùng để chuyển đồ cũng như làm phương tiện đi lại cho binh sĩ.Bò Tây Tạng có thể sống tới 20 năm.Bò Tây Tạng di chuyển trên địa hình núi tuyết.
Với độ cao trung bình trên 4.500m so với mực nước biển, dãy núi Khunjerab (Tây Tạng) là thách thức rất lớn với biên phòng Trung Quốc trong hoạt động tuần tra biên giới giáp với Pakistan. Nơi đây chỉ có lượng ô-xi bằng gần một nửa so với đồng bằng, sức gió quanh năm trên cấp 7, cấp 8, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới âm 40 độ C. Với điều kiện khắc nghiệt này, cùng sự hiểm trở của dãy núi khiến các phương tiện cơ giới hoạt động rất khó khăn.
Chính vì vậy, lực lượng biên phòng Trung Quốc đã phải sử dụng tới những chú bò Tây Tạng để phục vụ hoạt động di chuyển trên tuyến biên giới với Pakistan.
“Khunjerab, Tây Tạng, mỗi lần tuần tra là một lần thách thức giới hạn của sinh mạng!... nếu không có những chú bò này, con người khó mà vượt qua được”, mạng Sina bình luận hoạt động tuần tra biên giới bằng bò của lính Trung Quốc.
Bò Tây Tạng là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh-Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.
Bò Tây Tạng sống thành bầy. Bò đực hoang dã cao khoảng 2–2,2 m (tính tới vai), bò cái cao khoảng 1,6 m, còn bò thuần hóa cao khoảng 1,6–1,8 m. Cả hai giới đều có lông dài và rậm bờm xờm để giúp chúng không bị lạnh. Ảnh: Lính biên phòng Trung Quốc di chuyển trên đường đèo bằng Bò Tây Tạng.
Bò Tây Tạng có thể cân nặng tới 1,2 tấn, chiều dài đầu - thên khoảng 3-3,4m.
Về mặt sinh lý học, bò Tây Tạng đã thích nghi tốt với độ cao lớn, có tim và phổi to hơn so với bò ở các độ cao nhỏ hơn cũng như khả năng vận chuyển ôxy lớn hơn theo đường máu.
Với các đặc điểm sinh học như vậy, không lạ khi Trung Quốc chọn bò Tây Tạng làm phương tiện cơ động trên các tuyến biên giới hiểm trở.
Trong Quân đội Trung Quốc, bò Tây Tạng được dùng để chuyển đồ cũng như làm phương tiện đi lại cho binh sĩ.
Bò Tây Tạng có thể sống tới 20 năm.
Bò Tây Tạng di chuyển trên địa hình núi tuyết.