Một trong những oanh tạc cơ tầm xa đầu tiên của Không quân Nga có thể kể tới là Sikorsky Ilya Muromets (S-22 và S-23), được Quân đội Nga Hoàng đưa vào trang bị trước Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nó được đặt theo tên một vị anh hùng trong thần thoại dân gian của Nga. Trong ảnh là oanh tạc cơ tầm xa chiến lược Tupolev Tu-4, được Không quân Liên Xô sử dụng trong giai đoạn từ cuối những năm 1940 đến giữa những năm 1960. Nó được xem như là một bản sao của mẫu máy bay ném bom hạng nặng Boeing B-29 của Mỹ.Tu-4A cũng là máy bay ném bom đầu tiên của Liên Xô được thiết kế để có thể triển khai vũ khí hạt nhân.Tupolev Tu-16 là oanh tạc cơ chiến lược đầu tiên trang bị động cơ phản lực của Không quân Liên Xô, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1954. Trong ảnh là một chiếc Tu-16 Không quân Liên Xô đang tiếp nhiên liệu trên không.Trong giai đoạn từ năm 1954-1962, Liên Xô đã sản xuất tổng cộng hơn 1.500 chiếc Tu-16.
Một cái tên nổi trội khác của lực lượng không quân chiến lược tầm xa của Nga là Tu-95.
Tu-95 được Không quân Liên Xô chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1956 và vẫn được Không quân Nga sử dụng cho đến nay. Trong ảnh là một chiếc Tu-95MS bay qua Điện Kremlin ở Moscow, trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng chống Phát xít.
Tu-95 còn được xem như là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với thiết kế đa năng để có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến trên không khác nhau.
Bên trong khoang lái của một chiếc Tu-95MS.
Trong ảnh là mẫu máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô Tupolev Tu-22, được đưa vào trang bị chính thức từ năm 1962.
Còn mẫu máy bay ném bom Tu-160, được xem như là cánh chim đầu đàn của lực lượng Không quân chiến lược tầm xa Nga.
Tu-160 được đưa vào sử dụng trong lực lượng Không quân Nga vào năm 1987, với biệt danh là “Thiên Nga Trắng”.
Nó cũng là một trong những mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa lớn nhất trên thế giới. Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin bên trong khoang lái của Tu-160.
Một trong những oanh tạc cơ tầm xa đầu tiên của Không quân Nga có thể kể tới là Sikorsky Ilya Muromets (S-22 và S-23), được Quân đội Nga Hoàng đưa vào trang bị trước Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nó được đặt theo tên một vị anh hùng trong thần thoại dân gian của Nga.
Trong ảnh là oanh tạc cơ tầm xa chiến lược Tupolev Tu-4, được Không quân Liên Xô sử dụng trong giai đoạn từ cuối những năm 1940 đến giữa những năm 1960. Nó được xem như là một bản sao của mẫu máy bay ném bom hạng nặng Boeing B-29 của Mỹ.
Tu-4A cũng là máy bay ném bom đầu tiên của Liên Xô được thiết kế để có thể triển khai vũ khí hạt nhân.
Tupolev Tu-16 là oanh tạc cơ chiến lược đầu tiên trang bị động cơ phản lực của Không quân Liên Xô, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1954. Trong ảnh là một chiếc Tu-16 Không quân Liên Xô đang tiếp nhiên liệu trên không.
Trong giai đoạn từ năm 1954-1962, Liên Xô đã sản xuất tổng cộng hơn 1.500 chiếc Tu-16.
Một cái tên nổi trội khác của lực lượng không quân chiến lược tầm xa của Nga là Tu-95.
Tu-95 được Không quân Liên Xô chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1956 và vẫn được Không quân Nga sử dụng cho đến nay. Trong ảnh là một chiếc Tu-95MS bay qua Điện Kremlin ở Moscow, trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến Thắng chống Phát xít.
Tu-95 còn được xem như là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với thiết kế đa năng để có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến trên không khác nhau.
Bên trong khoang lái của một chiếc Tu-95MS.
Trong ảnh là mẫu máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô Tupolev Tu-22, được đưa vào trang bị chính thức từ năm 1962.
Còn mẫu máy bay ném bom Tu-160, được xem như là cánh chim đầu đàn của lực lượng Không quân chiến lược tầm xa Nga.
Tu-160 được đưa vào sử dụng trong lực lượng Không quân Nga vào năm 1987, với biệt danh là “Thiên Nga Trắng”.
Nó cũng là một trong những mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa lớn nhất trên thế giới. Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin bên trong khoang lái của Tu-160.