Theo Wikipedia, công cuộc chế tạo xe tăng siêu hạng nặng của Nhật bắt đầu sau trận Khalkhin Gol đụng độ với Liên Xô năm 1939. Năm 1940, Đại tá Hideo Iwakuro của Bộ Lục quân Nhật Bản ra lệnh phát triển một chiếc xe tăng mới với yêu cầu nặng hơn ít nhất là gấp đôi chiếc xe tăng hạng nặng Type 95 (26 tấn).Đến cuối năm 1940, một nguyên mẫu theo yêu cầu này hoàn thành. Nguyên mẫu nặng 100 tấn, được trang bị một pháo 105mm và vũ khí phụ gồm một khẩu 75mm cùng một súng máy 7,7mm. Giáp trước của xe dày 75mm cùng một tấm thép dày 75mm có thể được gắn bổ sung. Giáp bên hông dày 35mm và có thể gắn thê tấm thép dày 35mm nếu cần.Tuy vậy trong các thử nghiệm kiểm tra, các kỹ sư nhận ra rất khó khăn để triển khai xe tăng này. Trọng lượng xe tăng cùng hệ thống bánh xích của nó khiến nó không thể đi qua địa hình không bằng phẳng. Do đó mẫu xe này chỉ ở trong nhà máy và bị phá hủy vào năm 1944.Sau đó, Nhật Bản phát triển xe tăng siêu hạng nặng O-I, lấy cảm hứng từ mẫu Panzer Maus của Đức. Công ty Mitsubishi-Heavy Industries (MHI) gọi cỗ xe tăng này là ‘Mi-To’, bởi vì nó được chế tạo tại Trung đoàn Máy móc Tokyo MHI. Nhưng vì công cuộc chế tạo chiếc tăng bị gián đoạn bởi cuộc chiến, O-I và Mi-To thường bị nhầm là hai dự án khác nhau.Công việc chế tạo O-I được tiến hành vô cùng bí mật, bản thiết kế của cỗ xe tăng được hoàn thành trong một căn phòng biệt lập trong doanh trại. Tất cả các bộ phận của Mitsubishi đều làm việc độc lập, họ không biết chính xác mình đang thiết kế cái gì và để làm gì bởi mỗi bộ phận chịu trách nhiệm một phần riêng của cỗ xe tăng.Chỉ có những nhà thiết kế trong căn phòng bí mật kia nắm được tất cả bởi họ là những người chịu trách nhiệm lắp ráp các phần lại với nhau.Tại sao Nhật Bản lại cần một con quái vật to lớn như vậy? Ban đầu, khi chiến tranh chưa đe dọa đến lãnh thổ của Nhật, những cỗ xe tăng này được dự định làm tăng tấn công. Nhưng năm 1944, vành đai phòng ngự của Nhật tại các đảo ở Thái Bình Dương bị chọc thủng. Đến tháng 4/1945 Mỹ chiếm được Iwo Jima. Lúc đó, O-I được dự kiến sẽ trở thành các pháo đài phòng thủ bờ biển.Theo trang Japan.greyfalcon, mẫu xe tăng O-I có ba tháp pháo và nặng 120 tấn, nặng hơn bất kỳ xe tăng Tiger nào của Đức nhưng nhẹ hơn xe tăng Maus (188 tấn) và E-100 (nặng 140 tấn). Xe dài 10m, rộng 4,2m và cao 4m. Xe có chỗ giáp dày nhất 200mm. Tốc độ tối đa của xe đạt 25 km/h và kíp xe lên đến 11 người.Mẫu thử nghiệm có một pháo chính 105 mm được cho là loại pháo Type 92 với trọng lượng 5 tấn được thiết kế lại thành tháp pháo chính của xe tăng O-I. Tháp pháo còn gắn thêm một pháo phụ cỡ 37 mm. Ngoài ra còn có 3 tháp pháo phụ gắn 3 súng máy 7,7 mm ở chéo góc với tháp chính.Ở một phiên bản thử nghiệm khác, pháo 37mm lại quay về phía sau ngược với pháo chính. Toàn bộ xe mang theo 60 viên đạn pháo 105 mm, 100 viên đạn pháo 37 mm và tổng cộng 7.470 viên đạn cho 3 khẩu súng máy.Theo MilitaryFactory, khái niệm xe tăng đa tháp pháo đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ nhất. Các nước như Anh, Liên Xô đều nỗ lực để chế tạo các xe tăng đa tháp pháo nhưng thực tế Thế chiến II sau đó chứng minh sự hạn chế của loại thiết kế này và tháp pháo đơn được chấp nhận như một tiêu chuẩn duy trì đến nay.Nếu O-I được chế tạo, nó sẽ là cỗ xe tăng đỉnh cao của công nghệ thiết giáp Nhật Bản. Tuy nhiên, O-I thật sự là một cỗ xe tăng bí ẩn. Có thông tin nói rằng chỉ một nguyên mẫu O-I duy nhất đã được sản xuất trước khi kết thúc chiến tranh và đã được chuyển đến Mãn Châu theo một kỹ sư liên quan đến dự án. Tuy nhiên đến nay chưa có ai biết về số phận của nó sau đó.
Theo Wikipedia, công cuộc chế tạo xe tăng siêu hạng nặng của Nhật bắt đầu sau trận Khalkhin Gol đụng độ với Liên Xô năm 1939. Năm 1940, Đại tá Hideo Iwakuro của Bộ Lục quân Nhật Bản ra lệnh phát triển một chiếc xe tăng mới với yêu cầu nặng hơn ít nhất là gấp đôi chiếc xe tăng hạng nặng Type 95 (26 tấn).
Đến cuối năm 1940, một nguyên mẫu theo yêu cầu này hoàn thành. Nguyên mẫu nặng 100 tấn, được trang bị một pháo 105mm và vũ khí phụ gồm một khẩu 75mm cùng một súng máy 7,7mm. Giáp trước của xe dày 75mm cùng một tấm thép dày 75mm có thể được gắn bổ sung. Giáp bên hông dày 35mm và có thể gắn thê tấm thép dày 35mm nếu cần.
Tuy vậy trong các thử nghiệm kiểm tra, các kỹ sư nhận ra rất khó khăn để triển khai xe tăng này. Trọng lượng xe tăng cùng hệ thống bánh xích của nó khiến nó không thể đi qua địa hình không bằng phẳng. Do đó mẫu xe này chỉ ở trong nhà máy và bị phá hủy vào năm 1944.
Sau đó, Nhật Bản phát triển xe tăng siêu hạng nặng O-I, lấy cảm hứng từ mẫu Panzer Maus của Đức. Công ty Mitsubishi-Heavy Industries (MHI) gọi cỗ xe tăng này là ‘Mi-To’, bởi vì nó được chế tạo tại Trung đoàn Máy móc Tokyo MHI. Nhưng vì công cuộc chế tạo chiếc tăng bị gián đoạn bởi cuộc chiến, O-I và Mi-To thường bị nhầm là hai dự án khác nhau.
Công việc chế tạo O-I được tiến hành vô cùng bí mật, bản thiết kế của cỗ xe tăng được hoàn thành trong một căn phòng biệt lập trong doanh trại. Tất cả các bộ phận của Mitsubishi đều làm việc độc lập, họ không biết chính xác mình đang thiết kế cái gì và để làm gì bởi mỗi bộ phận chịu trách nhiệm một phần riêng của cỗ xe tăng.
Chỉ có những nhà thiết kế trong căn phòng bí mật kia nắm được tất cả bởi họ là những người chịu trách nhiệm lắp ráp các phần lại với nhau.
Tại sao Nhật Bản lại cần một con quái vật to lớn như vậy? Ban đầu, khi chiến tranh chưa đe dọa đến lãnh thổ của Nhật, những cỗ xe tăng này được dự định làm tăng tấn công. Nhưng năm 1944, vành đai phòng ngự của Nhật tại các đảo ở Thái Bình Dương bị chọc thủng. Đến tháng 4/1945 Mỹ chiếm được Iwo Jima. Lúc đó, O-I được dự kiến sẽ trở thành các pháo đài phòng thủ bờ biển.
Theo trang Japan.greyfalcon, mẫu xe tăng O-I có ba tháp pháo và nặng 120 tấn, nặng hơn bất kỳ xe tăng Tiger nào của Đức nhưng nhẹ hơn xe tăng Maus (188 tấn) và E-100 (nặng 140 tấn). Xe dài 10m, rộng 4,2m và cao 4m. Xe có chỗ giáp dày nhất 200mm. Tốc độ tối đa của xe đạt 25 km/h và kíp xe lên đến 11 người.
Mẫu thử nghiệm có một pháo chính 105 mm được cho là loại pháo Type 92 với trọng lượng 5 tấn được thiết kế lại thành tháp pháo chính của xe tăng O-I. Tháp pháo còn gắn thêm một pháo phụ cỡ 37 mm. Ngoài ra còn có 3 tháp pháo phụ gắn 3 súng máy 7,7 mm ở chéo góc với tháp chính.
Ở một phiên bản thử nghiệm khác, pháo 37mm lại quay về phía sau ngược với pháo chính. Toàn bộ xe mang theo 60 viên đạn pháo 105 mm, 100 viên đạn pháo 37 mm và tổng cộng 7.470 viên đạn cho 3 khẩu súng máy.
Theo MilitaryFactory, khái niệm xe tăng đa tháp pháo đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ nhất. Các nước như Anh, Liên Xô đều nỗ lực để chế tạo các xe tăng đa tháp pháo nhưng thực tế Thế chiến II sau đó chứng minh sự hạn chế của loại thiết kế này và tháp pháo đơn được chấp nhận như một tiêu chuẩn duy trì đến nay.
Nếu O-I được chế tạo, nó sẽ là cỗ xe tăng đỉnh cao của công nghệ thiết giáp Nhật Bản. Tuy nhiên, O-I thật sự là một cỗ xe tăng bí ẩn. Có thông tin nói rằng chỉ một nguyên mẫu O-I duy nhất đã được sản xuất trước khi kết thúc chiến tranh và đã được chuyển đến Mãn Châu theo một kỹ sư liên quan đến dự án. Tuy nhiên đến nay chưa có ai biết về số phận của nó sau đó.