Xe tăng T-54/55 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực do Cục thiết kế Kharkiv (KMDB) và OKB-520 cùng phát triển trong giai đoạn 1945-1958, trang bị cho Hồng quân Liên Xô và hàng chục quốc gia trên thế giới (trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam).Với số lượng sản xuất 86.000-100.000 chiếc, T-54/55 được xem là loại tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Nó tham gia hầu hết các cuộc xung đột trên khắp thế giới kể từ khi được đưa vào phục vụ tới tận ngày nay.Sức mạnh hỏa lực, tính cơ động, khả năng tác chiến của xe tăng T-54/55 đã được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, phần nội thất của nó thường không được để ý tới nhiều. Hãy cùng vào thăm bên trong cỗ xe tăng huyền thoại của huyền thoại này.Để vào bên trong xe tăng T-54/55 có 3 cửa gồm 2 cửa nóc tháp pháo dành cho hai pháo thủ và trưởng xe trong khi cửa còn lại là của lái xe đặt ở trước mặt tháp pháo.Đây chính là không gian bên trong tháp pháo và thân xe của xe tăng T-54/55 – người trong ảnh là nhân vật của công ty game Wargaming – nhà sáng chế dòng game xe tăng nổi tiếng toàn cầu World of Tank.Vị trí của pháo thủ với các thiết bị kính ngắm – hệ thống điều khiển hỏa lực T-54/55 thời đầu gần như chỉ gồm các thiết bị ngắm, máy ngắm, chưa có máy tính.Phần trên của nòng pháo D-10T 100mm trang bị trên T-54/55.Nơi để viên đạn 100mm – việc thiết kế khoang đạn nằm trung trong tháp pháo là một trong những điểm trừ của dòng tăng Liên Xô, thường xuyên bị chỉ trích. Vì thiết kế này khiến kíp lái tăng khó có khả năng sống sót khi bị đạn địch xuyên vào bên trong gây kích nổ hòm đạn.Vị trí ngồi của lái xe nhìn từ vị trí của pháo thủ.Hệ thống lái của T-54/55 rất đơn giản chỉ có cần đẩy và bàn đạp.Một số đồng hồ hiển thị thông tin trong khoang lái tăng.T-54/55 trang bị pháo chính D-10T 100mm không có bộ ổn định. Các biến thể sau này được cải tiến với nòng D-10T2 trang bị bộ ổn định cơ học; D-10TG và D-10T2S trang bị bộ ổn định hai trục.Các loại đạn xuyên giáp AP của T-54/55 có khả năng xuyên thủng giáp tăng giày 208mm cách 100m, 188mm cách 500m; 164mm cách 1.000m và chỉ còn 97mm cách 3.000m. Với loại đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo APBC thì xuyên thủng giáp tăng dày 235mm cách 100m; 211mm cách 500m, 18mm cách 1.000m, 141mm cách 2.000m và 108mm cách 3.000m. Góc chạm đạn vào giáp tăng địch cùng là 90 độ.Ngay cạnh pháo chính được trang bị súng máy 7,62mm, trên nóc tháp pháo có thể lắp đại liên 12,7mm DShK.Về giáp, mặt trước xe tăng được vát nghiêng 60 độ với độ dày giáp là 120mm, mặt trước tháp pháo dày 200mm; hông tháp 125-150mm và hông xe là 80mm.
Xe tăng T-54/55 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực do Cục thiết kế Kharkiv (KMDB) và OKB-520 cùng phát triển trong giai đoạn 1945-1958, trang bị cho Hồng quân Liên Xô và hàng chục quốc gia trên thế giới (trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam).
Với số lượng sản xuất 86.000-100.000 chiếc, T-54/55 được xem là loại tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Nó tham gia hầu hết các cuộc xung đột trên khắp thế giới kể từ khi được đưa vào phục vụ tới tận ngày nay.
Sức mạnh hỏa lực, tính cơ động, khả năng tác chiến của xe tăng T-54/55 đã được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, phần nội thất của nó thường không được để ý tới nhiều. Hãy cùng vào thăm bên trong cỗ xe tăng huyền thoại của huyền thoại này.
Để vào bên trong xe tăng T-54/55 có 3 cửa gồm 2 cửa nóc tháp pháo dành cho hai pháo thủ và trưởng xe trong khi cửa còn lại là của lái xe đặt ở trước mặt tháp pháo.
Đây chính là không gian bên trong tháp pháo và thân xe của xe tăng T-54/55 – người trong ảnh là nhân vật của công ty game Wargaming – nhà sáng chế dòng game xe tăng nổi tiếng toàn cầu World of Tank.
Vị trí của pháo thủ với các thiết bị kính ngắm – hệ thống điều khiển hỏa lực T-54/55 thời đầu gần như chỉ gồm các thiết bị ngắm, máy ngắm, chưa có máy tính.
Phần trên của nòng pháo D-10T 100mm trang bị trên T-54/55.
Nơi để viên đạn 100mm – việc thiết kế khoang đạn nằm trung trong tháp pháo là một trong những điểm trừ của dòng tăng Liên Xô, thường xuyên bị chỉ trích. Vì thiết kế này khiến kíp lái tăng khó có khả năng sống sót khi bị đạn địch xuyên vào bên trong gây kích nổ hòm đạn.
Vị trí ngồi của lái xe nhìn từ vị trí của pháo thủ.
Hệ thống lái của T-54/55 rất đơn giản chỉ có cần đẩy và bàn đạp.
Một số đồng hồ hiển thị thông tin trong khoang lái tăng.
T-54/55 trang bị pháo chính D-10T 100mm không có bộ ổn định. Các biến thể sau này được cải tiến với nòng D-10T2 trang bị bộ ổn định cơ học; D-10TG và D-10T2S trang bị bộ ổn định hai trục.
Các loại đạn xuyên giáp AP của T-54/55 có khả năng xuyên thủng giáp tăng giày 208mm cách 100m, 188mm cách 500m; 164mm cách 1.000m và chỉ còn 97mm cách 3.000m. Với loại đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo APBC thì xuyên thủng giáp tăng dày 235mm cách 100m; 211mm cách 500m, 18mm cách 1.000m, 141mm cách 2.000m và 108mm cách 3.000m. Góc chạm đạn vào giáp tăng địch cùng là 90 độ.
Ngay cạnh pháo chính được trang bị súng máy 7,62mm, trên nóc tháp pháo có thể lắp đại liên 12,7mm DShK.
Về giáp, mặt trước xe tăng được vát nghiêng 60 độ với độ dày giáp là 120mm, mặt trước tháp pháo dày 200mm; hông tháp 125-150mm và hông xe là 80mm.