Căn cứ trên các hình ảnh được báo mạng Trung Quốc đăng tải, tờ Popular Science (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Mỹ) mới đây cho biết rằng, tàu sân bay Trung Quốc tự chế tạo đang gần hoàn thiện phần cài đặt khoang chứa máy bay. Bước tiếp theo cần làm nữa là cài đặt hệ thống nhảy cầu, các tháp kiểm soát và sàn đáp máy bay.Theo Popular Science, bắt đầu từ đầu năm 2015, rất nhiều phần đã được lắp ráp cho tàu sân bay mới của Trung Quốc, gồm khoang dưới sàn tàu và cửa dành cho các thang nâng máy bay từ dưới lên.Chuyên gia quân sự Trung Quốc Cao Weidong khi trả lời phỏng vấn tờ báo Asia Today dự đoán rằng nếu dự án đóng tàu sân bay đang tiến hành thiết lập đường băng nhảy cầu ở boong tàu thì tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể không lâu nữa sẽ được hạ thủy. Nhưng việc xây dựng con tàu vẫn đang tiến hành nên công đoạn hạ thủy sẽ cần có thêm một cơ số thời gian nữa.Con tàu này dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2017 và nhận nhiệm vụ vào khoảng năm 2019 và 2020.Ngoài ra, chuyên gia Cao Weidong còn thiết lộ, các tàu sân bay nội địa của Trung Quốc trong tương lai sẽ sử dụng máy phóng điện để phóng các máy bay trên tàu. Ảnh: Cận cảnh phần mũi tàu có lẽ đang chờ module boong phóng nhảy cầu trên tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo.Theo một số nguồn tin, tàu sân bay này của Trung Quốc vẫn sử dụng động cơ thông thường, lượng giãn nước khoảng 50 nghìn tấn. Ảnh mới nhất chụp ngày 20/5/2016 tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.Kênh CCTV cho rằng, nếu đúng tiến độ, thì thời gian mà tàu sân bay Trung Quốc cần để hạ thủy và đi vào hoạt động cũng nhanh không kém gì kinh nghiệm đóng và hoàn thiện tàu sân bay của Mỹ và Anh.Gần đây Mỹ đã đóng tàu USS Gerald R.Ford có tên mã là CVN-78 vào tháng 11/2009 và dự kiến hạ thủy vào tháng 10/2013. Trong khi Anh đóng tàu sân bay Queen Elizabeth đầu tiên vào năm 2009 và cũng hạ thủy vào năm 2014, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2017. Như thế quá trình đóng, thử nghiệm và đưa vào phục vụ của con tàu rơi vào khoảng 7-8 năm.Tàu sân bay mới của Trung Quốc có khả năng vẫn sẽ sử dụng tiêm kích hạm J-15. Ảnh: J-15 huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh – vốn là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay Varyag của Liên Xô, Trung Quốc mua lại với giá “cho không” từ Ukraine.
Căn cứ trên các hình ảnh được báo mạng Trung Quốc đăng tải, tờ Popular Science (Tạp chí Khoa học và Công nghệ Mỹ) mới đây cho biết rằng, tàu sân bay Trung Quốc tự chế tạo đang gần hoàn thiện phần cài đặt khoang chứa máy bay. Bước tiếp theo cần làm nữa là cài đặt hệ thống nhảy cầu, các tháp kiểm soát và sàn đáp máy bay.
Theo Popular Science, bắt đầu từ đầu năm 2015, rất nhiều phần đã được lắp ráp cho tàu sân bay mới của Trung Quốc, gồm khoang dưới sàn tàu và cửa dành cho các thang nâng máy bay từ dưới lên.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Cao Weidong khi trả lời phỏng vấn tờ báo Asia Today dự đoán rằng nếu dự án đóng tàu sân bay đang tiến hành thiết lập đường băng nhảy cầu ở boong tàu thì tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể không lâu nữa sẽ được hạ thủy. Nhưng việc xây dựng con tàu vẫn đang tiến hành nên công đoạn hạ thủy sẽ cần có thêm một cơ số thời gian nữa.
Con tàu này dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2017 và nhận nhiệm vụ vào khoảng năm 2019 và 2020.
Ngoài ra, chuyên gia Cao Weidong còn thiết lộ, các tàu sân bay nội địa của Trung Quốc trong tương lai sẽ sử dụng máy phóng điện để phóng các máy bay trên tàu. Ảnh: Cận cảnh phần mũi tàu có lẽ đang chờ module boong phóng nhảy cầu trên tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo.
Theo một số nguồn tin, tàu sân bay này của Trung Quốc vẫn sử dụng động cơ thông thường, lượng giãn nước khoảng 50 nghìn tấn. Ảnh mới nhất chụp ngày 20/5/2016 tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.
Kênh CCTV cho rằng, nếu đúng tiến độ, thì thời gian mà tàu sân bay Trung Quốc cần để hạ thủy và đi vào hoạt động cũng nhanh không kém gì kinh nghiệm đóng và hoàn thiện tàu sân bay của Mỹ và Anh.
Gần đây Mỹ đã đóng tàu USS Gerald R.Ford có tên mã là CVN-78 vào tháng 11/2009 và dự kiến hạ thủy vào tháng 10/2013. Trong khi Anh đóng tàu sân bay Queen Elizabeth đầu tiên vào năm 2009 và cũng hạ thủy vào năm 2014, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2017. Như thế quá trình đóng, thử nghiệm và đưa vào phục vụ của con tàu rơi vào khoảng 7-8 năm.
Tàu sân bay mới của Trung Quốc có khả năng vẫn sẽ sử dụng tiêm kích hạm J-15. Ảnh: J-15 huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh – vốn là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay Varyag của Liên Xô, Trung Quốc mua lại với giá “cho không” từ Ukraine.