Hôm 24/11, một máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi bởi tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ với lý do được đưa ra là “xâm phạm không phận”. Vụ bắn hạ đã khiến một trong hai viên phi công điều khiển Su-24 thiệt mạng, nhưng là do phiến quân hạ sát khi đang nhảy dù. Vụ việc đã khiến quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng hơn bao giờ hết, thậm chí đã có bình luận cho rằng có thể có xung đột.Nhìn chung, so với Nga, thực lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có sự khác biệt lớn, nhưng tạp chí The National Interest của Mỹ cũng đã chọn ra 5 loại vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ được xem là đáng sợ nhất, cũng có thể khiến Nga phải e dè.Đứng đầu trong danh vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ nguy hiểm nhất là tiêm kích đa năng F-16 – “tác giả” vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 Nga. Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu khoảng 250 chiếc F-16C/D nhập khẩu từ Mỹ những năm 1980. Đây là loại tiêm kích chủ lực hiện đại nhất của nước này.F-16 là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, được đánh giá là có khả năng cơ động cao, tốc độ tối đa Mach 2, trần bay 15,2km. Nó được trang bị hệ thống radar xung doppler AN/APG-68 có tầm trinh sát tới gần 300km.Đặc biệt, F-16 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 cực kỳ hiện đại, được trang bị đầu dẫn radar chủ động (tự quét tìm mục tiêu), tầm bắn 105-180km. Sức mạnh của AIM-120 ngang ngửa với R-77 của Nga vốn thường trang bị trên các tiêm kích Su-27/30/35, MiG-29.Loại vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ đáng gờm tiếp theo là hệ thống gây nhiễu radar KORAL do nước này tự phát triển. Theo một số nguồn tin, KORRAL có thể gây nhiễu đối với bất kỳ hệ thống radar nào trên mặt đất, trên biển, trên máy bay chiến đấu, phạm vi gây nhiễu hiệu quả hơn 150km.Tiếp theo là tàu ngầm Type 209 T2.1400 (Thổ Nhĩ Kỳ gọi là lớp Gur) do hãng HDW Đức phát triển theo đơn hàng của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với hàng loạt các cải tiến. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có trong biên chế 4 chiếc T2.1400, ngoài ra còn có 4 chiếc Type 209 T1.1400 và 6 Type 209 1200 hệ cũ hơn.Ưu điểm của tàu ngầm Type 209 T2.1400 là được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho khả năng hoạt động dưới mặt nước lâu hơn bình thường. Hỏa lực của lớp tàu ngầm này gồm tên lửa hành trình chống hạm Harppon, ngư lôi hạng nặng DM2A4. Trong trường hợp có xung đột, các tàu ngầm này là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến Nga đang hoạt động tại Địa Trung Hải.Bên trong khoang chỉ huy tàu ngầm Type 209 T2.1400.Lực lượng tàu chiến mặt nước của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tạo nên thách thức không nhỏ cho lực lượng tàu mặt nước và tàu tiếp tế Nga tại Địa Trung Hải. Hiện Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có 24 tàu hộ vệ hiện đại, được trang bị hệ thống radar – vũ khí xuất xứ từ châu Âu và Mỹ.Trong ảnh là một trong những tàu chiến tàng hình mới và hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay – lớp Ada. Nó được thiết kế trên cơ sở mẫu tàu chiến đấu ven biển LCS Freedom của Mỹ. Lớp tàu này trang bị radar SMART-S Mk2 được đánh giá là bắt được cả máy bay tàng hình, hỏa lực có tên lửa phòng không tầm trung ESM, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi 324mm.Trong ảnh là tàu hộ vệ hiện đại lớp Barbaros do Đức thiết kế nhưng được phối hợp chế tạo tại nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có lượng giãn nước toàn tải 3.350 tấn, trang bị tên lửa phòng không tầm trung ESSM, tên lửa chống hạm Harpoon, ngư lôi, trực thăng...Vũ khí cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ được coi là đáng gờm với Nga không phải là “sắt thép” mà là “con người” – lực lượng đột kích dưới nước SAT (Sualtı Taarruz Timleri/Underwater Assault Teams).Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trong lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này có thể tiến hành tác chiến trong bất kỳ môi trường nào, có thể thâm nhập phía sau đối phương từ trên bộ, biển và trên không, để tiến hành tập kích đối với mục tiêu có giá trị cao của đối phương, còn có thể tấn công cơ sở hạ tầng cảng và tàu neo đậu. Các thành viên của lực lượng này có rất nhiều kinh nghiệm, có thể tiến hành đánh úp đối với cơ sở hạ tầng và tàu của Syria và Nga tại bờ biển Địa Trung Hải.Những loại vũ khí này của Thổ Nhĩ Kỳ tuy miêu tả rất lợi hại, có thể khiến Nga “sợ”, nhưng trên thực tế, F-16 hiện đại, thì Nga cũng có máy bay Su-30SM phiên bản nâng cấp và Su-35 để đối phó. Su-24 bị tấn công là một máy bay ném bom, đã lạc hậu, trong môi trường không có máy bay chiến đấu hộ tống, thì Thổ Nhĩ Kỳ mới có được thuận lợi để tấn công như vậy. Còn những loại vũ khí khác của Thổ Nhĩ Kỳ trong danh sách của The National Interest, Nga đều có khả năng đối phó hiệu quả. Ví dụ, tuần dương hạm Moskva có khả năng phòng không tầm hơn 100km, diệt hạm tầm 500-700km, để hạ gục Moskva thì tên lửa Harpoon là không đủ.
Hôm 24/11, một máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi bởi tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ với lý do được đưa ra là “xâm phạm không phận”. Vụ bắn hạ đã khiến một trong hai viên phi công điều khiển Su-24 thiệt mạng, nhưng là do phiến quân hạ sát khi đang nhảy dù. Vụ việc đã khiến quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng hơn bao giờ hết, thậm chí đã có bình luận cho rằng có thể có xung đột.
Nhìn chung, so với Nga, thực lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có sự khác biệt lớn, nhưng tạp chí The National Interest của Mỹ cũng đã chọn ra 5 loại vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ được xem là đáng sợ nhất, cũng có thể khiến Nga phải e dè.
Đứng đầu trong danh vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ nguy hiểm nhất là tiêm kích đa năng F-16 – “tác giả” vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 Nga. Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu khoảng 250 chiếc F-16C/D nhập khẩu từ Mỹ những năm 1980. Đây là loại tiêm kích chủ lực hiện đại nhất của nước này.
F-16 là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, được đánh giá là có khả năng cơ động cao, tốc độ tối đa Mach 2, trần bay 15,2km. Nó được trang bị hệ thống radar xung doppler AN/APG-68 có tầm trinh sát tới gần 300km.
Đặc biệt, F-16 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 cực kỳ hiện đại, được trang bị đầu dẫn radar chủ động (tự quét tìm mục tiêu), tầm bắn 105-180km. Sức mạnh của AIM-120 ngang ngửa với R-77 của Nga vốn thường trang bị trên các tiêm kích Su-27/30/35, MiG-29.
Loại vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ đáng gờm tiếp theo là hệ thống gây nhiễu radar KORAL do nước này tự phát triển. Theo một số nguồn tin, KORRAL có thể gây nhiễu đối với bất kỳ hệ thống radar nào trên mặt đất, trên biển, trên máy bay chiến đấu, phạm vi gây nhiễu hiệu quả hơn 150km.
Tiếp theo là tàu ngầm Type 209 T2.1400 (Thổ Nhĩ Kỳ gọi là lớp Gur) do hãng HDW Đức phát triển theo đơn hàng của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với hàng loạt các cải tiến. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có trong biên chế 4 chiếc T2.1400, ngoài ra còn có 4 chiếc Type 209 T1.1400 và 6 Type 209 1200 hệ cũ hơn.
Ưu điểm của tàu ngầm Type 209 T2.1400 là được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho khả năng hoạt động dưới mặt nước lâu hơn bình thường. Hỏa lực của lớp tàu ngầm này gồm tên lửa hành trình chống hạm Harppon, ngư lôi hạng nặng DM2A4. Trong trường hợp có xung đột, các tàu ngầm này là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến Nga đang hoạt động tại Địa Trung Hải.
Bên trong khoang chỉ huy tàu ngầm Type 209 T2.1400.
Lực lượng tàu chiến mặt nước của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tạo nên thách thức không nhỏ cho lực lượng tàu mặt nước và tàu tiếp tế Nga tại Địa Trung Hải. Hiện Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có 24 tàu hộ vệ hiện đại, được trang bị hệ thống radar – vũ khí xuất xứ từ châu Âu và Mỹ.
Trong ảnh là một trong những tàu chiến tàng hình mới và hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay – lớp Ada. Nó được thiết kế trên cơ sở mẫu tàu chiến đấu ven biển LCS Freedom của Mỹ. Lớp tàu này trang bị radar SMART-S Mk2 được đánh giá là bắt được cả máy bay tàng hình, hỏa lực có tên lửa phòng không tầm trung ESM, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi 324mm.
Trong ảnh là tàu hộ vệ hiện đại lớp Barbaros do Đức thiết kế nhưng được phối hợp chế tạo tại nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có lượng giãn nước toàn tải 3.350 tấn, trang bị tên lửa phòng không tầm trung ESSM, tên lửa chống hạm Harpoon, ngư lôi, trực thăng...
Vũ khí cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ được coi là đáng gờm với Nga không phải là “sắt thép” mà là “con người” – lực lượng đột kích dưới nước SAT (Sualtı Taarruz Timleri/Underwater Assault Teams).
Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trong lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này có thể tiến hành tác chiến trong bất kỳ môi trường nào, có thể thâm nhập phía sau đối phương từ trên bộ, biển và trên không, để tiến hành tập kích đối với mục tiêu có giá trị cao của đối phương, còn có thể tấn công cơ sở hạ tầng cảng và tàu neo đậu. Các thành viên của lực lượng này có rất nhiều kinh nghiệm, có thể tiến hành đánh úp đối với cơ sở hạ tầng và tàu của Syria và Nga tại bờ biển Địa Trung Hải.
Những loại vũ khí này của Thổ Nhĩ Kỳ tuy miêu tả rất lợi hại, có thể khiến Nga “sợ”, nhưng trên thực tế, F-16 hiện đại, thì Nga cũng có máy bay Su-30SM phiên bản nâng cấp và Su-35 để đối phó. Su-24 bị tấn công là một máy bay ném bom, đã lạc hậu, trong môi trường không có máy bay chiến đấu hộ tống, thì Thổ Nhĩ Kỳ mới có được thuận lợi để tấn công như vậy. Còn những loại vũ khí khác của Thổ Nhĩ Kỳ trong danh sách của The National Interest, Nga đều có khả năng đối phó hiệu quả. Ví dụ, tuần dương hạm Moskva có khả năng phòng không tầm hơn 100km, diệt hạm tầm 500-700km, để hạ gục Moskva thì tên lửa Harpoon là không đủ.