Trực thăng chiến đấu là loại trực thăng quân sự được trang bị để tấn công mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép, công sự bằng các loại vũ khí như: pháo; súng máy; rocket; tên lửa chống tăng. Cá biệt một số loại còn có khả năng mang được tên lửa không đối không để tự vệ. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, trực thăng chiến đấu chỉ có một số lượng nhỏ (dưới 100 chiếc) trong trang bị ở các nước: Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Singapore. Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là dòng trực thăng độc đáo trên thế giới do Nga sản xuất, ngoài vai trò chiến đấu nó có thể chở quân đổ bộ đường không. Mi-24A của Việt Nam đã từng tham chiến trên chiến trường Campuchia và lập được nhiều chiến công. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket, bom. Hai quốc gia Đông Nam Á Myanmar và Indonesia cũng được trang bị trực thăng chiến đấu Mi-24. Nhưng đó là biến thể cải tiến mạnh hơn Mi-24A của Việt Nam, được gọi là Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V). Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 của Không quân Myanmar.Hiện nay, Myanmar có 10 chiếc Mi-35 trong trang bị không quân. Tương lai, số lượng này có thể còn tăng thêm. Trong ảnh là những chiếc Mi-35 của Myanmar tại sân bay Nga đang chờ chuyển giao.Mi-35 được trang bị pháo 2 nòng GSh-23L cỡ 23mm. Hai cánh nhỏ trên thân mang được 8 tên lửa chống tăng AT-6 Spiral, rocket cỡ 80/240mm.Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar. Ngoài dòng trực thăng chiến đấu Mi-24 huyền thoại của nước Nga, ở Đông Nam Á cũng có 2 “nhân vật đình đám” tới từ Mỹ. Trong ảnh là trực thăng chiến đấu “Hổ mang bành” AH-1F của Không quân Hoàng gia Thái Lan.Đây là một trong những loại trực thăng chiến đấu thành công nhất của nước Mỹ. Hiện nay, Không quân Hoàng gia Thái Lan sở hữu 7 chiếc AH-1F.AH-1F được trang bị một pháo nòng xoay cỡ 20mm, trên hai cánh nhỏ mang được 4-8 tên lửa chống tăng TOW và rocket 70mm.“Danh hiệu” trực thăng tấn công hiện đại nhất, mạnh nhất khu vực Đông Nam Á thuộc về AH-64D Apache của Không quân Singapore. AH-64D không chỉ có hỏa lực vượt trội hơn Mi-24/35, AH-1 mà còn có hệ thống điện tử tinh vi hơn rất nhiều. AH-64D Apache được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 được đặt trên đỉnh cánh quạt. Nó có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu và tấn công 16 mục tiêu nguy hiểm nhất.AH-64D Apache trang bị một pháo 30mm ở dưới mũi. Hai cánh nhỏ trên thân mang được: tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire; tên lửa không đối không AIM-92 và rocket 70mm.
Trực thăng chiến đấu là loại trực thăng quân sự được trang bị để tấn công mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép, công sự bằng các loại vũ khí như: pháo; súng máy; rocket; tên lửa chống tăng. Cá biệt một số loại còn có khả năng mang được tên lửa không đối không để tự vệ. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, trực thăng chiến đấu chỉ có một số lượng nhỏ (dưới 100 chiếc) trong trang bị ở các nước: Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Singapore.
Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây là dòng trực thăng độc đáo trên thế giới do Nga sản xuất, ngoài vai trò chiến đấu nó có thể chở quân đổ bộ đường không. Mi-24A của Việt Nam đã từng tham chiến trên chiến trường Campuchia và lập được nhiều chiến công. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket, bom.
Hai quốc gia Đông Nam Á Myanmar và Indonesia cũng được trang bị trực thăng chiến đấu Mi-24. Nhưng đó là biến thể cải tiến mạnh hơn Mi-24A của Việt Nam, được gọi là Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V). Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 của Không quân Myanmar.
Hiện nay, Myanmar có 10 chiếc Mi-35 trong trang bị không quân. Tương lai, số lượng này có thể còn tăng thêm. Trong ảnh là những chiếc Mi-35 của Myanmar tại sân bay Nga đang chờ chuyển giao.
Mi-35 được trang bị pháo 2 nòng GSh-23L cỡ 23mm. Hai cánh nhỏ trên thân mang được 8 tên lửa chống tăng AT-6 Spiral, rocket cỡ 80/240mm.
Không quân Indonesia cũng được trang bị những chiếc Mi-35 tương tự Myanmar.
Ngoài dòng trực thăng chiến đấu Mi-24 huyền thoại của nước Nga, ở Đông Nam Á cũng có 2 “nhân vật đình đám” tới từ Mỹ. Trong ảnh là trực thăng chiến đấu “Hổ mang bành” AH-1F của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
Đây là một trong những loại trực thăng chiến đấu thành công nhất của nước Mỹ. Hiện nay, Không quân Hoàng gia Thái Lan sở hữu 7 chiếc AH-1F.
AH-1F được trang bị một pháo nòng xoay cỡ 20mm, trên hai cánh nhỏ mang được 4-8 tên lửa chống tăng TOW và rocket 70mm.
“Danh hiệu” trực thăng tấn công hiện đại nhất, mạnh nhất khu vực Đông Nam Á thuộc về AH-64D Apache của Không quân Singapore. AH-64D không chỉ có hỏa lực vượt trội hơn Mi-24/35, AH-1 mà còn có hệ thống điện tử tinh vi hơn rất nhiều.
AH-64D Apache được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 được đặt trên đỉnh cánh quạt. Nó có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu và tấn công 16 mục tiêu nguy hiểm nhất.
AH-64D Apache trang bị một pháo 30mm ở dưới mũi. Hai cánh nhỏ trên thân mang được: tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire; tên lửa không đối không AIM-92 và rocket 70mm.