Hong-6 (gọi tắt là H-6) do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tây An (XAC) thiết kế chế tạo từ những năm 1950 dựa trên máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. H-6 dài 34,8m, cao 10,36m, sải cánh 33m, trọng lượng cất cánh tối đa 79 tấn.Máy bay ném bom H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WP-8 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, bán kính chiến đấu 1.800km, trần bay 12.800m.H-6 có khả năng mang 9 tấn bom trong thân. Ngoài ra, một số biến thể mang được tên lửa hành trình chống tàu, không đối đất trên các giá treo cánh. Trong ảnh là phi đội H-6 đang ném bom oanh tạc mục tiêu.Dây chuyền sản xuất H-6 chạy từ những năm 1960 tới tận những năm 2000, có khoảng 200 chiếc H-6 (gồm nhiều biến thể) được chế tạo. Trong ảnh là biến thể H-6A mang được tối đa 9 tấn bom với loại bom thông thường cỡ 250-3.000kg hoặc một bom hạt nhân. Đây là biến thể được sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng H-6, khoảng 140 chiếc đã chuyển giao cho không quân.Biến thể H-6D (9 chiếc được chế tạo) thiết kế cải tiến ở một số điểm trong hệ thống điện tử. Biến thể này có khả năng mang được 2 tên lửa hành trình chống tàu YJ-6 có tầm bắn 120km.Biến thể H-6H bay lần đầu tháng 12/1998, chỉ có 2 chiếc được chế tạo để thử nghiệm. H-6H có khả năng mang 2 tên lửa hành trình đối đất KD-63. Trong ảnh, các kỹ thuật viên mặt đất đang chuẩn bị lắp đạn KD-63 lên H-6H.Tên lửa hành trình đối đất KD-63 lắp đầu đạn nặng 500kg, tầm bắn 150-200km.Năm 2005, Không quân Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị máy bay ném bom H-6M để thay thế cho H-6D. H-6M được cải tiến với 4 giá treo trên cánh mang được 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu YJ-81 (tầm bắn 50km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 (tầm bắn 200km).Mặc dù sau 30-40 năm sử dụng, nếu so với máy bay ném bom chiến lược Nga – Mỹ thì H-6 dù có cải tiến thế nào thì cũng đã quá lỗi thời. Nhưng trong khi chưa tìm ra phương án thay thế, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển thêm biến thể của H-6 mang tên H-6K, bay lần đầu năm 2007. Trong ảnh là nhà máy của Tập đoàn Tây An đang lắp ráp máy bay ném bom mới nhất H-6K.Biến thể mới nhất H-6K được trang bị động cơ D-30KP của Nga cung cấp lực đẩy mạnh hơn so với động cơ Trung Quốc. Khả năng mang bom có lẽ chỉ dừng ở mức 9 tấn trong khoang.Ngoài các biến thể chiến đấu, Tập đoàn Tây An còn phát triển biến thể H-6U dành cho vai trò tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là biến thể H-6U cất cánh.Biến thể tiếp nhiên liệu H-6U chứa được 37 tấn nhiên liệu máy bay ở trong thân và có thể tiếp tối đa 18 tấn nhiên liệu cho chiến đấu cơ. Mỗi chiếc H-6U tiếp nhiên liệu cùng lúc cho 2 máy bay.Tiêm kích đa năng J-10S đang được H-6U tiếp nhiên liệu.
Hong-6 (gọi tắt là H-6) do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tây An (XAC) thiết kế chế tạo từ những năm 1950 dựa trên máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. H-6 dài 34,8m, cao 10,36m, sải cánh 33m, trọng lượng cất cánh tối đa 79 tấn.
Máy bay ném bom H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Tây An WP-8 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, bán kính chiến đấu 1.800km, trần bay 12.800m.
H-6 có khả năng mang 9 tấn bom trong thân. Ngoài ra, một số biến thể mang được tên lửa hành trình chống tàu, không đối đất trên các giá treo cánh. Trong ảnh là phi đội H-6 đang ném bom oanh tạc mục tiêu.
Dây chuyền sản xuất H-6 chạy từ những năm 1960 tới tận những năm 2000, có khoảng 200 chiếc H-6 (gồm nhiều biến thể) được chế tạo. Trong ảnh là biến thể H-6A mang được tối đa 9 tấn bom với loại bom thông thường cỡ 250-3.000kg hoặc một bom hạt nhân. Đây là biến thể được sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng H-6, khoảng 140 chiếc đã chuyển giao cho không quân.
Biến thể H-6D (9 chiếc được chế tạo) thiết kế cải tiến ở một số điểm trong hệ thống điện tử. Biến thể này có khả năng mang được 2 tên lửa hành trình chống tàu YJ-6 có tầm bắn 120km.
Biến thể H-6H bay lần đầu tháng 12/1998, chỉ có 2 chiếc được chế tạo để thử nghiệm. H-6H có khả năng mang 2 tên lửa hành trình đối đất KD-63. Trong ảnh, các kỹ thuật viên mặt đất đang chuẩn bị lắp đạn KD-63 lên H-6H.
Tên lửa hành trình đối đất KD-63 lắp đầu đạn nặng 500kg, tầm bắn 150-200km.
Năm 2005, Không quân Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị máy bay ném bom H-6M để thay thế cho H-6D. H-6M được cải tiến với 4 giá treo trên cánh mang được 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu YJ-81 (tầm bắn 50km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 (tầm bắn 200km).
Mặc dù sau 30-40 năm sử dụng, nếu so với máy bay ném bom chiến lược Nga – Mỹ thì H-6 dù có cải tiến thế nào thì cũng đã quá lỗi thời. Nhưng trong khi chưa tìm ra phương án thay thế, Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển thêm biến thể của H-6 mang tên H-6K, bay lần đầu năm 2007. Trong ảnh là nhà máy của Tập đoàn Tây An đang lắp ráp máy bay ném bom mới nhất H-6K.
Biến thể mới nhất H-6K được trang bị động cơ D-30KP của Nga cung cấp lực đẩy mạnh hơn so với động cơ Trung Quốc. Khả năng mang bom có lẽ chỉ dừng ở mức 9 tấn trong khoang.
Ngoài các biến thể chiến đấu, Tập đoàn Tây An còn phát triển biến thể H-6U dành cho vai trò tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh là biến thể H-6U cất cánh.
Biến thể tiếp nhiên liệu H-6U chứa được 37 tấn nhiên liệu máy bay ở trong thân và có thể tiếp tối đa 18 tấn nhiên liệu cho chiến đấu cơ. Mỗi chiếc H-6U tiếp nhiên liệu cùng lúc cho 2 máy bay.
Tiêm kích đa năng J-10S đang được H-6U tiếp nhiên liệu.