Nhắc tới phòng không Nga ngày nay, người ta nghĩ ngay tới những hệ thống S-400 tối tân. Còn phòng không Liên Xô hơn 50 năm trước thì đó là những hệ thống tên lửa tầm cao hiện đại S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2).
Đây là chùm ảnh về việc lắp ráp đạn tên lửa, triển khai hệ thống S-75 Dvina ở Liên Xô năm 1963 được trang mạng English Russia đăng tải. Trong ảnh, xe cẩu đang cẩu nguyên quả đạn hệ thống S-75 Dvina.
Trong suốt các năm phát triển S-75 Dvina, các nhà khoa học tài ba của Liên Xô tạo ra nhiều loại đạn dành cho hệ thống. Ví dụ như đạn V-750 có tầm bắn 7-29km, độ cao 23km; đạn V-750VM hiện đại hóa; đạn V-750VN tăng tầm bắn tới 34km, độ cao 27km; đạn V-750 tăng tầm tới 66km, độ cao 35km hay đạn V-760V lắp đầu đạn hạt nhân...
Một hệ thống tên lửa nói chung (không riêng gì Dvina) luôn luôn có rất rất nhiều thành phần chiến đấu, đảm bảo chiến đấu đi kèm. Trong ảnh là thiết bị như thế.
Bức ảnh này cho thấy rõ ràng hơn vai trò chiếc xe kéo nhỏ của ảnh 4 – thiết bị hỗ trợ kiểm tra đạn tên lửa cho hệ thống.
Đạn tên lửa hệ thống S-75 Dvina thời đó rất to lớn, dù tầm bắn của chúng kém xa S-300, S-400 mang kích cỡ nhỏ hơn. Tất nhiên đó là do vấn đề công nghệ.
Theo tác giả bộ ảnh trên ES, có những tin đồn cho rằng tên lửa thời đó có khoang chứa nhỏ đủ chỗ cho một phi công cảm tử lái quả đạn tới mục tiêu vì không có hệ thống dẫn đường tiến tiến.
Nhưng thực tế thì không phải vậy và lịch sử cũng đã chứng minh. Trong ảnh là một bộ phận của quả đạn (có thể chính là đầu đạn chứa thuốc nổ) được chở trên một chiếc xe tải nhỏ đưa tới nơi lắp ráp đạn.
Khi nhắc tới đầu đạn tên lửa, có lẽ rất nhiều người nghĩ nó chính là đầu nhọn, nhưng thực tế thì không phải. Phần đầu đạn (chứa thuốc nổ) đặt sau bộ phận dẫn đường (chứa trong mũ chụp nhọn). Đầu đạn có bán kính tiêu diệt khoảng 65 m ở các độ cao thấp, ở các độ cao lớn với khí quyển loãng hơn cho phép mở rộng bán kính tiêu diệt lên đến 250 m.
Lắp ráp hoàn toàn, quả đạn tiếp tục được kiểm tra kĩ càng trước khi đưa vào trực chiến.
Còn đây là container bảo quản phần thân của quả đạn tên lửa (khi chưa lắp cánh lái, tầng khởi tốc).
Xe chở đạn tên lửa ra bệ phóng. Ở thời này thì các hệ thống tên lửa phòng không chủ yếu được đặt trên các bệ phóng cố định, việc triển khai – thu hồi mất rất nhiều thời gian.
Nạp đạn vào bệ phóng tên lửa, xa xa (góc trái ảnh) là anten của hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa SNR-75.
Bố trí trận địa S-75 Dvina thường là có 6 bệ phóng lắp đạn tên lửa bố trí cách nhau 60-100m theo mô hình hoa 6 cạnh với các radar, hệ thống dẫn đường đặt ở trung tâm.
Sẵn sàng chiến đấu.
Nhắc tới phòng không Nga ngày nay, người ta nghĩ ngay tới những hệ thống S-400 tối tân. Còn phòng không Liên Xô hơn 50 năm trước thì đó là những hệ thống tên lửa tầm cao hiện đại S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2).
Đây là chùm ảnh về việc lắp ráp đạn tên lửa, triển khai hệ thống S-75 Dvina ở Liên Xô năm 1963 được trang mạng English Russia đăng tải. Trong ảnh, xe cẩu đang cẩu nguyên quả đạn hệ thống S-75 Dvina.
Trong suốt các năm phát triển S-75 Dvina, các nhà khoa học tài ba của Liên Xô tạo ra nhiều loại đạn dành cho hệ thống. Ví dụ như đạn V-750 có tầm bắn 7-29km, độ cao 23km; đạn V-750VM hiện đại hóa; đạn V-750VN tăng tầm bắn tới 34km, độ cao 27km; đạn V-750 tăng tầm tới 66km, độ cao 35km hay đạn V-760V lắp đầu đạn hạt nhân...
Một hệ thống tên lửa nói chung (không riêng gì Dvina) luôn luôn có rất rất nhiều thành phần chiến đấu, đảm bảo chiến đấu đi kèm. Trong ảnh là thiết bị như thế.
Bức ảnh này cho thấy rõ ràng hơn vai trò chiếc xe kéo nhỏ của ảnh 4 – thiết bị hỗ trợ kiểm tra đạn tên lửa cho hệ thống.
Đạn tên lửa hệ thống S-75 Dvina thời đó rất to lớn, dù tầm bắn của chúng kém xa S-300, S-400 mang kích cỡ nhỏ hơn. Tất nhiên đó là do vấn đề công nghệ.
Theo tác giả bộ ảnh trên ES, có những tin đồn cho rằng tên lửa thời đó có khoang chứa nhỏ đủ chỗ cho một phi công cảm tử lái quả đạn tới mục tiêu vì không có hệ thống dẫn đường tiến tiến.
Nhưng thực tế thì không phải vậy và lịch sử cũng đã chứng minh. Trong ảnh là một bộ phận của quả đạn (có thể chính là đầu đạn chứa thuốc nổ) được chở trên một chiếc xe tải nhỏ đưa tới nơi lắp ráp đạn.
Khi nhắc tới đầu đạn tên lửa, có lẽ rất nhiều người nghĩ nó chính là đầu nhọn, nhưng thực tế thì không phải. Phần đầu đạn (chứa thuốc nổ) đặt sau bộ phận dẫn đường (chứa trong mũ chụp nhọn). Đầu đạn có bán kính tiêu diệt khoảng 65 m ở các độ cao thấp, ở các độ cao lớn với khí quyển loãng hơn cho phép mở rộng bán kính tiêu diệt lên đến 250 m.
Lắp ráp hoàn toàn, quả đạn tiếp tục được kiểm tra kĩ càng trước khi đưa vào trực chiến.
Còn đây là container bảo quản phần thân của quả đạn tên lửa (khi chưa lắp cánh lái, tầng khởi tốc).
Xe chở đạn tên lửa ra bệ phóng. Ở thời này thì các hệ thống tên lửa phòng không chủ yếu được đặt trên các bệ phóng cố định, việc triển khai – thu hồi mất rất nhiều thời gian.
Nạp đạn vào bệ phóng tên lửa, xa xa (góc trái ảnh) là anten của hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa SNR-75.
Bố trí trận địa S-75 Dvina thường là có 6 bệ phóng lắp đạn tên lửa bố trí cách nhau 60-100m theo mô hình hoa 6 cạnh với các radar, hệ thống dẫn đường đặt ở trung tâm.
Sẵn sàng chiến đấu.