Ngày 16/11/2013, phía Nga đã chính thức bàn giao tàu sân bay INS Vikramaditya cho Hải quân Ấn Độ. Đây là chiếc tàu được cải tạo lại từ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Hải quân Liên Xô đã ngừng hoạt động, Ấn Độ mua lại với giá rẻ và đặt hàng Nga cải tạo lại. Với lượng giãn nước toài tải tới 45.400 tấn, INS Vikramaditya được xem là tàu sân bay lớn thứ 2 ở khu vực châu Á, xếp sau tàu sân bay Liêu Ninh – Trung Quốc.
Tàu sân bay Gorshkov đã được thiết kế thay mới toàn bộ từ A-Z, gần như chỉ có phần vỏ tàu được giữ nguyên. Trong ảnh là nội thất hiện đại của tháp chỉ huy tàu sân bay INS Vikramaditya.
Hầm tàu chứa máy bay trên tàu Vikramaditya, theo thiết kế, con tàu có thể chở tổng cộng 34 máy bay gồm 24 tiêm kích MiG-29K/KUB và 10 trực thăng.
Khác với tàu sân bay Liêu Ninh (cải tạo từ tàu sân bay Varyag Liên Xô) hay tàu sân bay Mỹ, Pháp, INS Vikramaditya được bố trí hệ thống thang máy đưa máy bay lên boong phóng ở ngay sát mặt ngoài tháp chỉ huy tàu, tải trọng tới 30 tấn. Dường như, tàu sân bay Vikramaditya chỉ có một hệ thống thang máy, trong khi tàu Mỹ bố trí 2 thang máy ở trước và sau tháp chỉ huy.
Hình ảnh trên mặt boong tàu sân bay INS Vikramaditya với 2 đường cất cánh (màu vàng) có thể cho 2 tiêm kích MiG-29K cất cánh cùng lúc (tất nhiên một cái chạy trước, một cái chạy sau).
Việc dùng kiểu boong phóng nhảy cầu tuy giúp tiết kiệm đáng kể nhiên liệu so với việc dùng máy phóng thủy lực, nhưng điều này khiến tải trọng mang vũ khí, nhiên liệu máy bay trên hạm bị giảm đi đáng kế. Và hơn thế nữa, ngoài tiêm kích phản lực và trực thăng thì tàu sân bay loại này không thể mang máy bay cánh quạt như tàu Mỹ. Tiêm kích hạm MiG-29K hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya.
INS Vikramaditya dài 283,3m sẽ lên đường về Ấn Độ với đội tàu hộ tống hải quân tiến qua ngả kênh đào Suez, hành trình có thể kéo dài hơn một tháng.
Ngày 16/11/2013, phía Nga đã chính thức bàn giao tàu sân bay INS Vikramaditya cho Hải quân Ấn Độ. Đây là chiếc tàu được cải tạo lại từ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Hải quân Liên Xô đã ngừng hoạt động, Ấn Độ mua lại với giá rẻ và đặt hàng Nga cải tạo lại. Với lượng giãn nước toài tải tới 45.400 tấn, INS Vikramaditya được xem là tàu sân bay lớn thứ 2 ở khu vực châu Á, xếp sau tàu sân bay Liêu Ninh – Trung Quốc.
Tàu sân bay Gorshkov đã được thiết kế thay mới toàn bộ từ A-Z, gần như chỉ có phần vỏ tàu được giữ nguyên. Trong ảnh là nội thất hiện đại của tháp chỉ huy tàu sân bay INS Vikramaditya.
Hầm tàu chứa máy bay trên tàu Vikramaditya, theo thiết kế, con tàu có thể chở tổng cộng 34 máy bay gồm 24 tiêm kích MiG-29K/KUB và 10 trực thăng.
Khác với tàu sân bay Liêu Ninh (cải tạo từ tàu sân bay Varyag Liên Xô) hay tàu sân bay Mỹ, Pháp, INS Vikramaditya được bố trí hệ thống thang máy đưa máy bay lên boong phóng ở ngay sát mặt ngoài tháp chỉ huy tàu, tải trọng tới 30 tấn. Dường như, tàu sân bay Vikramaditya chỉ có một hệ thống thang máy, trong khi tàu Mỹ bố trí 2 thang máy ở trước và sau tháp chỉ huy.
Hình ảnh trên mặt boong tàu sân bay INS Vikramaditya với 2 đường cất cánh (màu vàng) có thể cho 2 tiêm kích MiG-29K cất cánh cùng lúc (tất nhiên một cái chạy trước, một cái chạy sau).
Việc dùng kiểu boong phóng nhảy cầu tuy giúp tiết kiệm đáng kể nhiên liệu so với việc dùng máy phóng thủy lực, nhưng điều này khiến tải trọng mang vũ khí, nhiên liệu máy bay trên hạm bị giảm đi đáng kế. Và hơn thế nữa, ngoài tiêm kích phản lực và trực thăng thì tàu sân bay loại này không thể mang máy bay cánh quạt như tàu Mỹ.
Tiêm kích hạm MiG-29K hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya.
INS Vikramaditya dài 283,3m sẽ lên đường về Ấn Độ với đội tàu hộ tống hải quân tiến qua ngả kênh đào Suez, hành trình có thể kéo dài hơn một tháng.