Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu thiết kế máy bay cường kích Su-17 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, chính thức giới thiệu từ năm 1970. Nó đã được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, nhưng hiện tại chỉ cón 5 nước trang bị, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh là 2 chiếc Su-22M4 – biến thể xuất khẩu của Su-17M4 – thiết kế sản xuất loạt cuối cùng của dòng Su-17/22, chế tạo trong giai đoạn 1983-1990.
Hiện nay, Việt Nam và Ba Lan là 2 trong 5 quốc gia sở hữu số lượng khá lớn Su-22M4. Trong ảnh là đội hình 3 chiếc Su-22M4 của Không quân Ba Lan lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cất cánh.
Su-22M4 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Lyulka AL-21F3 cung cấp lực đẩy khô 76,4 kN hoặc 109,8 kN nếu có đốt tăng lực, lượng nhiên liệu tối đa trong thân 3,77 tấn. Trong ảnh, động cơ Su-22M4 tạo ra vùng nhiễu động không khí khi nó cất cánh.
Su-22M4 đạt tốc độ 1.400km/h ở độ cao thấp và 1.860km/h ở độ cao lớn; tầm bay 1.150km với 2 tấn vũ khí, trần bay 14.200m, vận tốc leo cao 230m/s.
Su-17/22 nói chung và Su-22M4 nói riêng được thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe – nghĩa là cánh chính của phi cơ có khả năng điều chỉnh xòe ra hoặc gập vào tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động. Thông thường, cánh chính của máy bay sẽ được xòe ra khi bay hành trình và gập vào phía sau khi cần thực hiện các động tác bổ nhào để cắt vũ khí ở tốc độ cao.
Với yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện các hoạt động bổ nhào cắt bom ở độ cao thấp nên các máy bay cường kích cần phải đạt tốc độ đủ nhanh để vượt qua hỏa lực phòng không mặt đất. Do đó thiết kế cánh máy bay có khả năng gập lại để tăng tốc độ được xem là lựa chọn lý tưởng.
Su-22M4 là biến thể nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Trong ảnh Su-22M4 đang phóng pháo sáng – mỗi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại.
Trong ảnh, Su-22M4 của Không quân Ba Lan “khoe bụng” – nó có 6 giá treo bố trí trên 2 cánh và 2 giá treo ở dưới thân mang tổng cộng 4 tấn vũ khí gồm các loại bom có điều khiển - không điều khiển; tên lửa không đối đất; tên lửa không đối không; pháo.
Su-22M4 của Không quân Ba Lan mang tổng cộng 6 bom FAB-500-400.
Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam dũng mãnh tiến lên bầu trời với 2 đạn tên lửa không đối đất Kh-25.
“Hoa dù bung nở” sau đuôi chiếc Su-22M4 khi máy bay hạ cánh.
Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu thiết kế máy bay cường kích Su-17 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, chính thức giới thiệu từ năm 1970. Nó đã được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, nhưng hiện tại chỉ cón 5 nước trang bị, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh là 2 chiếc Su-22M4 – biến thể xuất khẩu của Su-17M4 – thiết kế sản xuất loạt cuối cùng của dòng Su-17/22, chế tạo trong giai đoạn 1983-1990.
Hiện nay, Việt Nam và Ba Lan là 2 trong 5 quốc gia sở hữu số lượng khá lớn Su-22M4. Trong ảnh là đội hình 3 chiếc Su-22M4 của Không quân Ba Lan lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cất cánh.
Su-22M4 được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Lyulka AL-21F3 cung cấp lực đẩy khô 76,4 kN hoặc 109,8 kN nếu có đốt tăng lực, lượng nhiên liệu tối đa trong thân 3,77 tấn. Trong ảnh, động cơ Su-22M4 tạo ra vùng nhiễu động không khí khi nó cất cánh.
Su-22M4 đạt tốc độ 1.400km/h ở độ cao thấp và 1.860km/h ở độ cao lớn; tầm bay 1.150km với 2 tấn vũ khí, trần bay 14.200m, vận tốc leo cao 230m/s.
Su-17/22 nói chung và Su-22M4 nói riêng được thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe – nghĩa là cánh chính của phi cơ có khả năng điều chỉnh xòe ra hoặc gập vào tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động. Thông thường, cánh chính của máy bay sẽ được xòe ra khi bay hành trình và gập vào phía sau khi cần thực hiện các động tác bổ nhào để cắt vũ khí ở tốc độ cao.
Với yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện các hoạt động bổ nhào cắt bom ở độ cao thấp nên các máy bay cường kích cần phải đạt tốc độ đủ nhanh để vượt qua hỏa lực phòng không mặt đất. Do đó thiết kế cánh máy bay có khả năng gập lại để tăng tốc độ được xem là lựa chọn lý tưởng.
Su-22M4 là biến thể nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Trong ảnh Su-22M4 đang phóng pháo sáng – mỗi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại.
Trong ảnh, Su-22M4 của Không quân Ba Lan “khoe bụng” – nó có 6 giá treo bố trí trên 2 cánh và 2 giá treo ở dưới thân mang tổng cộng 4 tấn vũ khí gồm các loại bom có điều khiển - không điều khiển; tên lửa không đối đất; tên lửa không đối không; pháo.
Su-22M4 của Không quân Ba Lan mang tổng cộng 6 bom FAB-500-400.
Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam dũng mãnh tiến lên bầu trời với 2 đạn tên lửa không đối đất Kh-25.
“Hoa dù bung nở” sau đuôi chiếc Su-22M4 khi máy bay hạ cánh.