Gần đây, một loạt bức ảnh lịch sử ghi lại trận chiến Thượng Hải 1937 tàn khốc giữa quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc với quân đội phát xít Nhật do nhiếp ảnh gia Hyland Lyon (hãng thông tấn AP) chụp đã được đem ra bán đấu giá ở Bắc Kinh. Các bức ảnh này sẽ cho người xem hồi tưởng lại những khoảnh khắc kinh hoàng tại trận chiến đẫm máu nhất chiến tranh Trung – Nhật.Trong trận chiến Thượng Hải (hay còn gọi là Hội chiến Tùng Hộ), chính phủ Quốc dân Đảng đã huy động 750.000 quân. Tuy nhiên, do những sai lầm về mặt chỉ huy chiến lược của Tưởng Giới Thạch và sự chênh lệch về trang bị đã đẩy quân đội Quốc Dân Đảng vào thế khó. Trong ảnh là binh sỹ Trung Quốc qua ống kính của Hyland Lyon.Trong khi đó, Nhật Bản huy động chỉ 280.000 quân, tuy nhiên có sự phối hợp của lực lượng Hải - Lục - Không quân, quân lính tác chiến dưới sự yểm hộ của máy bay ném bom, pháo hạm và pháo binh lục quân. Còn các binh sĩ Trung Quốc chủ yếu sử dụng máu để đánh đổi lấy thắng bại của trận đấu. Trong hình là lính Trung Quốc tại thị trấn Áp Bắc.Nhắc tới trận chiến Thượng Hải, các binh sỹ từng tham chiến thường nhớ tới chỉ là hình ảnh vô cùng đẫm máu “máu chảy thành sông”. Một sư đoàn tham chiến chỉ trong hai ngày đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Những binh sỹ mới nhập ngũ chưa được học điều lệnh nghiêm nghỉ đã được dạy cách cầm súng.Trong trận chiến Thượng Hải, các sỹ quan quân đội cấp thượng úy trở lên tử trận hơn nghìn người, trong đó hơn 10 cấp tướng bị chết (không bao gồm những người được thăng cấp sau khi chết). Trong đó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 264 thuộc Sư đoàn 88 Hoàng Mai Hưng là viên tướng đầu tiên hy sinh; Sư đoàn trưởng Sư 18 Chu Diệu Hoa tự sát; Sư trưởng Sư 67 Ngô Khắc Nhân hy sinh để yểm hộ cho binh lính rút lui. Trong hình là các tướng lĩnh trên chiến trường, phía chính giữa là Phó Tư lệnh Quân khu 3 Cố Chúc Đồng.Trong 3 tháng diễn ra trận Thượng Hải, có rất nhiều trận đánh bi thảm, trong đó phải kể tới cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành. Kho Tứ Hành nằm ở phía nam quận Áp Bắc, phía Bắc bờ sông Tô Châu, phía tây bắc cầu Tây Tạng, vốn là kho liên hợp của Ngân hàng Đại lục và Ngân hàng Bắc Tứ (gồm Ngân hàng Kim Thành, Ngân hàng Trung Nam, Ngân hàng Đại lục và Ngân hàng Diêm Nghiệp). Trong hình là lính Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự khu vực quanh nhà kho Tứ Hành.Ngày 26/10/1937, Đại Tràng thất thủ, quân Quốc dân Đảng di chuyển tới phía nam bờ sông Tô Châu. Để có được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế, Tưởng Giới Thạch xét thấy cần để lại một số lượng nhỏ binh lính, trấn giữ khu vực phía bắc sông Tô Châu, ông đã giao nhiệm vụ này cho Phó chỉ huy Trung đoàn 524 thuộc Sư đoàn 88 Tạ Tấn Nguyên. Trong hình là cảnh tượng binh lính canh giữ kho Tứ Hành.Tạ Tấn Nguyên dẫn Tiểu đoàn gồm 411 quân, nhưng tuyên truyền là 800 quân, đồn trú tại kho Tứ Hành. Khi đó, các đội quân đồng minh khác đã rút lui. Tạ Tấn Nguyên nói với binh sĩ rằng: “Hiện tại, bốn phía chúng ta đang bị quân Nhật bao vây, kho này là căn cứ địa của chúng ta, cũng có thể là phần mộ của chúng ta. Chỉ cần còn một mạng sống chúng ta cũng phải chiến đấu đến cùng với kẻ thù”. Ảnh: các binh sĩ Quốc Dân Đảng diễn tập bảo vệ kho Tứ Hành.Khi quân Nhật phát hiện ra quân Trung Quốc đồn trú ở kho Tứ Hành, ngay lập tức tung ra cuộc tấn công điên cuồng. Tạ Tấn Nguyên cùng đội quân chiến đấu liên tục 4 ngày 4 đêm, đáp trả 6 cuộc tấn công của quân Nhật, khiến hàng trăm quân thương vong. Ảnh chụp từ trên cao khu vực kho tứ Hành bị không kích.Ngày 29/10, Tư lệnh quân cảnh vệ Thượng Hải Đường Hổ có cuộc gặp với tướng lĩnh Anh, quyết định rút Trung đoàn 524 khỏi khu vực tô giới. Ngày 30, Tạ Tấn Nguyên nhận mệnh lệnh rút lui, và nói rằng: Toàn bộ binh lính nguyện sống chết cùng trận địa, sau 3 cuộc điện thoại mới chịu rút lui khỏi tô giới. Sáng ngày 31/10/1937, Tạ Tấn Nguyên chếp hành mệnh lệnh rút lui.Khi đó, từ 411 binh sĩ ban đầu còn lại hơn 370 binh sĩ, họ được yêu cầu phải giao nộp tất cả các loại vũ khí. Trong ảnh là đội quân canh giữ Tứ Hành rút lui khỏi khu vực tô giới.Các binh lính được di chuyển bằng phương tiện xe công cộng, trên khoang xe ghi rõ dòng chữ “Định bị quân”, phía trước xe có quân Anh cầm súng canh giữ. Cùng ngày, nhóm quân này được chuyển tới khu đất rộng 15 mẫu đường Dư Diệu thuộc Hộ Tây, cách với công viên Giao Châu bằng một bức tường. Bốn xung quanh được bao quanh bởi dây thép gai, có lính Belarus ngày đêm canh giữ, không cho họ ra ngoài dù chỉ là nửa bước.Ảnh các binh sĩ canh giữ kho Tứ Hành trong quá trình rút lui.Tối ngày 8/11/1937, Bộ thống lĩnh Nam Kinh chỉ huy toàn bộ chiến trường Thượng Hải rút lui. Tuy nhiên, do hứng chịu nhiều cuộc không kích dữ dội, chỉ huy của các lực lượng quân Trung Quốc mất kiểm soát, thương vong vô số. Tại chiến trường Thượng Hải, có 290.000 quân Trung Quốc thương vong. Trong hình là nhân viên đội cứu hộ Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc tiến hành điều trị cho lính bị thương.Trận chiến Thượng Hải kết thúc ngày 26/11/1937 với thất bại hoàn toàn về quân Quốc dân Đảng Trung Quốc. Ước tính có khoảng 250-290.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi phía Nhật chỉ có khoảng 70.000 người. Ảnh: các binh sĩ Trung Quốc rút lui khỏi Thượng Hải.Trong quá trình lính Trung Quốc trở lại vào tô giới của Pháp, một binh sĩ Trung Quốc và một người lính Pháp chụp ảnh lưu niệm.Trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bất kể ngày đêm, nhiếp ảnh gia Hyland Lyon sử dụng máy ảnh để ghi lại sự tàn ác, cái chết tang tóc. Ảnh: đơn vị lính Trung Quốc tập thể dục trong thời gian diễn ra chiến sự ác liệt.
Gần đây, một loạt bức ảnh lịch sử ghi lại trận chiến Thượng Hải 1937 tàn khốc giữa quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc với quân đội phát xít Nhật do nhiếp ảnh gia Hyland Lyon (hãng thông tấn AP) chụp đã được đem ra bán đấu giá ở Bắc Kinh. Các bức ảnh này sẽ cho người xem hồi tưởng lại những khoảnh khắc kinh hoàng tại trận chiến đẫm máu nhất chiến tranh Trung – Nhật.
Trong trận chiến Thượng Hải (hay còn gọi là Hội chiến Tùng Hộ), chính phủ Quốc dân Đảng đã huy động 750.000 quân. Tuy nhiên, do những sai lầm về mặt chỉ huy chiến lược của Tưởng Giới Thạch và sự chênh lệch về trang bị đã đẩy quân đội Quốc Dân Đảng vào thế khó. Trong ảnh là binh sỹ Trung Quốc qua ống kính của Hyland Lyon.
Trong khi đó, Nhật Bản huy động chỉ 280.000 quân, tuy nhiên có sự phối hợp của lực lượng Hải - Lục - Không quân, quân lính tác chiến dưới sự yểm hộ của máy bay ném bom, pháo hạm và pháo binh lục quân. Còn các binh sĩ Trung Quốc chủ yếu sử dụng máu để đánh đổi lấy thắng bại của trận đấu. Trong hình là lính Trung Quốc tại thị trấn Áp Bắc.
Nhắc tới trận chiến Thượng Hải, các binh sỹ từng tham chiến thường nhớ tới chỉ là hình ảnh vô cùng đẫm máu “máu chảy thành sông”. Một sư đoàn tham chiến chỉ trong hai ngày đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Những binh sỹ mới nhập ngũ chưa được học điều lệnh nghiêm nghỉ đã được dạy cách cầm súng.
Trong trận chiến Thượng Hải, các sỹ quan quân đội cấp thượng úy trở lên tử trận hơn nghìn người, trong đó hơn 10 cấp tướng bị chết (không bao gồm những người được thăng cấp sau khi chết). Trong đó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 264 thuộc Sư đoàn 88 Hoàng Mai Hưng là viên tướng đầu tiên hy sinh; Sư đoàn trưởng Sư 18 Chu Diệu Hoa tự sát; Sư trưởng Sư 67 Ngô Khắc Nhân hy sinh để yểm hộ cho binh lính rút lui. Trong hình là các tướng lĩnh trên chiến trường, phía chính giữa là Phó Tư lệnh Quân khu 3 Cố Chúc Đồng.
Trong 3 tháng diễn ra trận Thượng Hải, có rất nhiều trận đánh bi thảm, trong đó phải kể tới cuộc chiến đấu ở khu nhà kho Tứ Hành. Kho Tứ Hành nằm ở phía nam quận Áp Bắc, phía Bắc bờ sông Tô Châu, phía tây bắc cầu Tây Tạng, vốn là kho liên hợp của Ngân hàng Đại lục và Ngân hàng Bắc Tứ (gồm Ngân hàng Kim Thành, Ngân hàng Trung Nam, Ngân hàng Đại lục và Ngân hàng Diêm Nghiệp). Trong hình là lính Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự khu vực quanh nhà kho Tứ Hành.
Ngày 26/10/1937, Đại Tràng thất thủ, quân Quốc dân Đảng di chuyển tới phía nam bờ sông Tô Châu. Để có được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế, Tưởng Giới Thạch xét thấy cần để lại một số lượng nhỏ binh lính, trấn giữ khu vực phía bắc sông Tô Châu, ông đã giao nhiệm vụ này cho Phó chỉ huy Trung đoàn 524 thuộc Sư đoàn 88 Tạ Tấn Nguyên. Trong hình là cảnh tượng binh lính canh giữ kho Tứ Hành.
Tạ Tấn Nguyên dẫn Tiểu đoàn gồm 411 quân, nhưng tuyên truyền là 800 quân, đồn trú tại kho Tứ Hành. Khi đó, các đội quân đồng minh khác đã rút lui. Tạ Tấn Nguyên nói với binh sĩ rằng: “Hiện tại, bốn phía chúng ta đang bị quân Nhật bao vây, kho này là căn cứ địa của chúng ta, cũng có thể là phần mộ của chúng ta. Chỉ cần còn một mạng sống chúng ta cũng phải chiến đấu đến cùng với kẻ thù”. Ảnh: các binh sĩ Quốc Dân Đảng diễn tập bảo vệ kho Tứ Hành.
Khi quân Nhật phát hiện ra quân Trung Quốc đồn trú ở kho Tứ Hành, ngay lập tức tung ra cuộc tấn công điên cuồng. Tạ Tấn Nguyên cùng đội quân chiến đấu liên tục 4 ngày 4 đêm, đáp trả 6 cuộc tấn công của quân Nhật, khiến hàng trăm quân thương vong. Ảnh chụp từ trên cao khu vực kho tứ Hành bị không kích.
Ngày 29/10, Tư lệnh quân cảnh vệ Thượng Hải Đường Hổ có cuộc gặp với tướng lĩnh Anh, quyết định rút Trung đoàn 524 khỏi khu vực tô giới. Ngày 30, Tạ Tấn Nguyên nhận mệnh lệnh rút lui, và nói rằng: Toàn bộ binh lính nguyện sống chết cùng trận địa, sau 3 cuộc điện thoại mới chịu rút lui khỏi tô giới. Sáng ngày 31/10/1937, Tạ Tấn Nguyên chếp hành mệnh lệnh rút lui.
Khi đó, từ 411 binh sĩ ban đầu còn lại hơn 370 binh sĩ, họ được yêu cầu phải giao nộp tất cả các loại vũ khí. Trong ảnh là đội quân canh giữ Tứ Hành rút lui khỏi khu vực tô giới.
Các binh lính được di chuyển bằng phương tiện xe công cộng, trên khoang xe ghi rõ dòng chữ “Định bị quân”, phía trước xe có quân Anh cầm súng canh giữ. Cùng ngày, nhóm quân này được chuyển tới khu đất rộng 15 mẫu đường Dư Diệu thuộc Hộ Tây, cách với công viên Giao Châu bằng một bức tường. Bốn xung quanh được bao quanh bởi dây thép gai, có lính Belarus ngày đêm canh giữ, không cho họ ra ngoài dù chỉ là nửa bước.
Ảnh các binh sĩ canh giữ kho Tứ Hành trong quá trình rút lui.
Tối ngày 8/11/1937, Bộ thống lĩnh Nam Kinh chỉ huy toàn bộ chiến trường Thượng Hải rút lui. Tuy nhiên, do hứng chịu nhiều cuộc không kích dữ dội, chỉ huy của các lực lượng quân Trung Quốc mất kiểm soát, thương vong vô số. Tại chiến trường Thượng Hải, có 290.000 quân Trung Quốc thương vong. Trong hình là nhân viên đội cứu hộ Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc tiến hành điều trị cho lính bị thương.
Trận chiến Thượng Hải kết thúc ngày 26/11/1937 với thất bại hoàn toàn về quân Quốc dân Đảng Trung Quốc. Ước tính có khoảng 250-290.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi phía Nhật chỉ có khoảng 70.000 người. Ảnh: các binh sĩ Trung Quốc rút lui khỏi Thượng Hải.
Trong quá trình lính Trung Quốc trở lại vào tô giới của Pháp, một binh sĩ Trung Quốc và một người lính Pháp chụp ảnh lưu niệm.
Trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bất kể ngày đêm, nhiếp ảnh gia Hyland Lyon sử dụng máy ảnh để ghi lại sự tàn ác, cái chết tang tóc. Ảnh: đơn vị lính Trung Quốc tập thể dục trong thời gian diễn ra chiến sự ác liệt.