Trong giai đoạn 2015-2016, Không quân Nga sẽ bắt đầu tiếp nhận chiếc vận tải cơ hạng trung An-70 đầu tiên từ Nhà máy AVIANT (Ukraine). Những chiếc An-70 sẽ thay thế dần loại máy bay An-12 đã qua hàng chục năm phục vụ. An-70 do Tổ hợp Khoa học – Công nghệ Hàng không Antonov (ASTC) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1990. Antonov vốn là cơ quan thiết kế máy bay vận tải hàng đầu Liên Xô, tuy nhiên sau năm 1991, Antonov thuộc về Ukraine (cơ quan thiết kế, nhà máy nằm trên lãnh thổ Ukraine) thay vì Nga như nhiều hãng thiết kế khác (như MiG, Sukhoi, Iluyshin…). Dự án An-70 dù thực hiện từ đầu những năm 1990 nhưng cho tới hôm nay mới chỉ có 2 máy bay hoàn thành và phục vụ trong Không quân Ukraine, một phần vì những trục trặc trong quá trình phát triển. Tháng 6/2000, Nga và Ukraine công bố sự hợp tác phát triển An-70 cùng Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2006 do khủng hoảng tài chính và quan hệ 2 nước căng thẳng nên Nga rút bỏ dự án. Tới tháng 8/2009, Nga lại ký thỏa thuận cùng Ukraine phát triển An-70 (Nga đã cung cấp 11 triệu USD và có kế hoạch đầu tư thêm 96 triệu USD). Tháng 6/2010, Nga quyết định mua 40 chiếc An-70 để hiện đại hóa lực lượng vận tải đường không. An-70 có chiều dài tới 40,7m, cao 16,38m, sải cánh dài 44,06m, trọng lượng cất cánh tối đa 145 tấn. Khung thân máy bay cấu thành chủ yếu từ vật liệu composite cho phép giảm trọng lượng tổng thể của máy bay từ 20-30%. An-70 được thiết kế để cất hạ cánh trên đường băng bê tông và trải nhựa. Nó có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Điểm đặc biệt nhất khi nhắc tới An-70 đó là hệ thống động lực, đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ propfan, một sự lai tạo đặc tính giữa động cơ tuốc bin cánh quạt và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy. Động cơ propfans mang tên Progress D-27 (tuổi thọ 18.000 giờ bay) thiết kế với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau. 4 động cơ cho phép chiếc An-70 đạt tốc độ tới 780km/h, tầm bay tới 6.600km (tải trọng 20 tấn) hoặc 5.000km (tải trọng 35 tấn), trần bay 12.000m. Cửa lên khoang hàng máy bay. Tải trọng tối đa lên tới 47 tấn.Khoang hàng máy bay dài 19,1m, rộng 4m và cao 4,1m. Khoang hàng có thể bố trí đủ chỗ cho 300 lính dù hoặc 206 thương binh. An-70 được điều khiển bởi phi hành đoàn 3 người gồm: phi công chính; phi công phụ và kỹ sư bay.Bảng điều khiển của An-70 được thiết kế với 6 màn hình màu kỹ thuật số rất hiện đại, tiện nghi. Ngoài ra, máy bay được cho tích hợp hệ thống lái fly-by-wire.
Trong giai đoạn 2015-2016, Không quân Nga sẽ bắt đầu tiếp nhận chiếc vận tải cơ hạng trung An-70 đầu tiên từ Nhà máy AVIANT (Ukraine). Những chiếc An-70 sẽ thay thế dần loại máy bay An-12 đã qua hàng chục năm phục vụ.
An-70 do Tổ hợp Khoa học – Công nghệ Hàng không Antonov (ASTC) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1990. Antonov vốn là cơ quan thiết kế máy bay vận tải hàng đầu Liên Xô, tuy nhiên sau năm 1991, Antonov thuộc về Ukraine (cơ quan thiết kế, nhà máy nằm trên lãnh thổ Ukraine) thay vì Nga như nhiều hãng thiết kế khác (như MiG, Sukhoi, Iluyshin…).
Dự án An-70 dù thực hiện từ đầu những năm 1990 nhưng cho tới hôm nay mới chỉ có 2 máy bay hoàn thành và phục vụ trong Không quân Ukraine, một phần vì những trục trặc trong quá trình phát triển. Tháng 6/2000, Nga và Ukraine công bố sự hợp tác phát triển An-70 cùng Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2006 do khủng hoảng tài chính và quan hệ 2 nước căng thẳng nên Nga rút bỏ dự án. Tới tháng 8/2009, Nga lại ký thỏa thuận cùng Ukraine phát triển An-70 (Nga đã cung cấp 11 triệu USD và có kế hoạch đầu tư thêm 96 triệu USD). Tháng 6/2010, Nga quyết định mua 40 chiếc An-70 để hiện đại hóa lực lượng vận tải đường không.
An-70 có chiều dài tới 40,7m, cao 16,38m, sải cánh dài 44,06m, trọng lượng cất cánh tối đa 145 tấn.
Khung thân máy bay cấu thành chủ yếu từ vật liệu composite cho phép giảm trọng lượng tổng thể của máy bay từ 20-30%.
An-70 được thiết kế để cất hạ cánh trên đường băng bê tông và trải nhựa. Nó có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Điểm đặc biệt nhất khi nhắc tới An-70 đó là hệ thống động lực, đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ propfan, một sự lai tạo đặc tính giữa động cơ tuốc bin cánh quạt và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.
Động cơ propfans mang tên Progress D-27 (tuổi thọ 18.000 giờ bay) thiết kế với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau.
4 động cơ cho phép chiếc An-70 đạt tốc độ tới 780km/h, tầm bay tới 6.600km (tải trọng 20 tấn) hoặc 5.000km (tải trọng 35 tấn), trần bay 12.000m.
Cửa lên khoang hàng máy bay. Tải trọng tối đa lên tới 47 tấn.
Khoang hàng máy bay dài 19,1m, rộng 4m và cao 4,1m.
Khoang hàng có thể bố trí đủ chỗ cho 300 lính dù hoặc 206 thương binh.
An-70 được điều khiển bởi phi hành đoàn 3 người gồm: phi công chính; phi công phụ và kỹ sư bay.
Bảng điều khiển của An-70 được thiết kế với 6 màn hình màu kỹ thuật số rất hiện đại, tiện nghi. Ngoài ra, máy bay được cho tích hợp hệ thống lái fly-by-wire.