Hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 (NATO định danh là ABM-3) chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, thay thế cho hệ thống A-35 xây dựng dưới thời Liên Xô, và để phù hợp hơn với điều khoản Hiệp ước Tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABMT) được ký với Mỹ năm 1972.
Một hệ thống phòng không vốn dĩ đã rất phức tạp, nhiều thành phần thì hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ phức tạp chưa từng thấy. Tuy nhiên, trong đó vẫn có thành tố chính, với A-135 thì nó được cấu hành từ 3 thành phần chính gồm: radar mạng pha kiểm soát chiến trường Don-2N (trong ảnh) và 2 loại tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Don-2N (NATO định danh là Pill Box) là hệ thống radar cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa cỡ lớn được thiết kế độc đáo như kim tự tháp không chóp. Nó thậm chí được ví như là một trong những kỳ quan thế giới quân sự hiện đại. 4 mặt của “kim tự tháp” Don-2N lắp một anten mạng pha đường kính 18m cho tầm trinh sát 1.500-2.000km.
Hệ thống radar Don-2N được vận hành bởi siêu máy tính Elbrus 2 được chế tạo dưới thời Liên Xô, chính thức đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 1996. Hiện nay, hệ thống này được đặt tại quận Pushkino, thủ đô Moscow.
Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 còn có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu đạn đạo từ các đài radar bổ trợ khác – nói đúng hơn là những siêu radar phòng thủ tên lửa đặt ở khắp nước Nga. Ví dụ như đài radar cảnh báo sớm chống tên lửa Voronezh (4 cái được triển khai) có tầm trinh sát tới 4.200km.
Đài radar mạng pha cảnh báo sớm kiểu Daryal (chỉ còn 2 cái hoạt động) có tầm trinh sát tới 6.000km.
Đài radar cảnh báo sớm và giám sát không gian vũ trụ Dnestr (còn 4 chiếc hoạt động) có tầm trinh sát tới 3.000km, phát hiện mục tiêu diện tích phản xạ sóng radar 1m2 ở cách xa 1.900km.
Nếu radar Don-2N được ví như là “trái tim” hệ thống A-135 thì đạn tên lửa đánh chặn siêu hạng 51T6 và 53T6 được ví như “tay, chân” của hệ thống A-135 dùng để quét mọi tên lửa đạn đạo Mỹ và phương Tây ra khỏi không gian.
Hệ thống A-135 được thiết kế với 2 loại đạn tên lửa đánh chặn chính gồm: tầm xa 51T6 (có 16 quả thường trực ống phóng đặt ở 2 vị trí, mỗi nơi 8 ống phóng thẳng đứng) và tầm ngắn 53T6 (có 68 quả thường trực đặt ở 5 vị trí, mỗi nơi có 12-16 ống phóng). Các ống phóng đều thiết kế chôn sâu dưới lòng đất.
Trong ảnh là đạn tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển 51T6 (NATO định danh là SH-11 Gorgon) đang được đưa ra khỏi ống bảo quản. Loại tên lửa này do NPO Vympel thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn 350km, có thể lắp đầu đạn hạt nhân 1 Megaton, dẫn đường bằng radar.
Ảnh đồ họa đạn đánh chặn 51T6 đặt trong giếng phóng.
Trong ảnh là xe chở đạn tên lửa đánh chặn trong tầng khí quyền 53T6 (NATO định danh là SH-08 Gazelle) do NPO Novator thiết kế cho hệ thống phòng thủ tên lửa A-135.
Theo tình báo phương Tây, có ít nhất 68 giếng phóng chứa tên lửa 53T6 đặt ở nhiều nơi. Trong ảnh là cửa nắp hầm chứa tên lửa 53T6.
Nạp đạn 53T6 (đặt trong ống bảo quản) vào hầm phóng mặt đất. Tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6 thiết kế với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn, dài 10m, đường kính thân 1m, trọng lượng 10 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa đến 100km, độ cao đánh chặn đạt 10-40km. Tên lửa có thể bay với tốc độ 3km/giây và có thể lắp đầu nổ hạt nhân 10kiloton hoặc đầu đạn động năng.
Hàng năm quân đội Nga vẫn có các cuộc bắn thử nghiệm cả 53T6 và 51T6. Lần gần đây nất, tháng 10/2012, Nga đã thực hiện cuộc bắn thử thành công tên lửa đánh chặn 53T6.
Hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 (NATO định danh là ABM-3) chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, thay thế cho hệ thống A-35 xây dựng dưới thời Liên Xô, và để phù hợp hơn với điều khoản Hiệp ước Tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABMT) được ký với Mỹ năm 1972.
Một hệ thống phòng không vốn dĩ đã rất phức tạp, nhiều thành phần thì hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ phức tạp chưa từng thấy. Tuy nhiên, trong đó vẫn có thành tố chính, với A-135 thì nó được cấu hành từ 3 thành phần chính gồm: radar mạng pha kiểm soát chiến trường Don-2N (trong ảnh) và 2 loại tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Don-2N (NATO định danh là Pill Box) là hệ thống radar cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa cỡ lớn được thiết kế độc đáo như kim tự tháp không chóp. Nó thậm chí được ví như là một trong những kỳ quan thế giới quân sự hiện đại. 4 mặt của “kim tự tháp” Don-2N lắp một anten mạng pha đường kính 18m cho tầm trinh sát 1.500-2.000km.
Hệ thống radar Don-2N được vận hành bởi siêu máy tính Elbrus 2 được chế tạo dưới thời Liên Xô, chính thức đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 1996. Hiện nay, hệ thống này được đặt tại quận Pushkino, thủ đô Moscow.
Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 còn có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu đạn đạo từ các đài radar bổ trợ khác – nói đúng hơn là những siêu radar phòng thủ tên lửa đặt ở khắp nước Nga. Ví dụ như đài radar cảnh báo sớm chống tên lửa Voronezh (4 cái được triển khai) có tầm trinh sát tới 4.200km.
Đài radar mạng pha cảnh báo sớm kiểu Daryal (chỉ còn 2 cái hoạt động) có tầm trinh sát tới 6.000km.
Đài radar cảnh báo sớm và giám sát không gian vũ trụ Dnestr (còn 4 chiếc hoạt động) có tầm trinh sát tới 3.000km, phát hiện mục tiêu diện tích phản xạ sóng radar 1m2 ở cách xa 1.900km.
Nếu radar Don-2N được ví như là “trái tim” hệ thống A-135 thì đạn tên lửa đánh chặn siêu hạng 51T6 và 53T6 được ví như “tay, chân” của hệ thống A-135 dùng để quét mọi tên lửa đạn đạo Mỹ và phương Tây ra khỏi không gian.
Hệ thống A-135 được thiết kế với 2 loại đạn tên lửa đánh chặn chính gồm: tầm xa 51T6 (có 16 quả thường trực ống phóng đặt ở 2 vị trí, mỗi nơi 8 ống phóng thẳng đứng) và tầm ngắn 53T6 (có 68 quả thường trực đặt ở 5 vị trí, mỗi nơi có 12-16 ống phóng). Các ống phóng đều thiết kế chôn sâu dưới lòng đất.
Trong ảnh là đạn tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển 51T6 (NATO định danh là SH-11 Gorgon) đang được đưa ra khỏi ống bảo quản. Loại tên lửa này do NPO Vympel thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn 350km, có thể lắp đầu đạn hạt nhân 1 Megaton, dẫn đường bằng radar.
Ảnh đồ họa đạn đánh chặn 51T6 đặt trong giếng phóng.
Trong ảnh là xe chở đạn tên lửa đánh chặn trong tầng khí quyền 53T6 (NATO định danh là SH-08 Gazelle) do NPO Novator thiết kế cho hệ thống phòng thủ tên lửa A-135.
Theo tình báo phương Tây, có ít nhất 68 giếng phóng chứa tên lửa 53T6 đặt ở nhiều nơi. Trong ảnh là cửa nắp hầm chứa tên lửa 53T6.
Nạp đạn 53T6 (đặt trong ống bảo quản) vào hầm phóng mặt đất.
Tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6 thiết kế với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn, dài 10m, đường kính thân 1m, trọng lượng 10 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa đến 100km, độ cao đánh chặn đạt 10-40km. Tên lửa có thể bay với tốc độ 3km/giây và có thể lắp đầu nổ hạt nhân 10kiloton hoặc đầu đạn động năng.
Hàng năm quân đội Nga vẫn có các cuộc bắn thử nghiệm cả 53T6 và 51T6. Lần gần đây nất, tháng 10/2012, Nga đã thực hiện cuộc bắn thử thành công tên lửa đánh chặn 53T6.