1. Nhảy dù cứu hộ: Những người nhảy dù này sẽ phải bay, leo trèo, hành quân ra mặt trận, tới những khu vực thời tiết khắc nghiệt, các nơi xảy ra thảm họa để cứu những người bị thương hoặc cô lập vì hỏa hoạn, hoặc tiến hành các công việc khẩn cấp khác.2. Biệt kích, đặc nhiệm: Những người lính này bao gồm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ, lính mũ nồi xanh của lục quân Mỹ… chuyên thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm. Họ tham gia huấn luyện lực lượng đồng minh, săn lùng các thủ lĩnh phiến quân, hay tham gia các chiến dịch đối đầu trực diện với các đối phương sừng sỏ nhất trong các kẻ thù của nước Mỹ. Họ được huấn luyện bổ sung và được trang bị tốt hơn các đơn vị khác. Nhưng đồng thời bản chất công việc khiến cho lính đặc nhiệm của quân đội Mỹ thường hứng chịu tỷ lệ thương vong cao hơn.3. Rà phá bom mìn: Trong lực lượng rà phá bom của quân đội, các chuyên gia về rà phá vật liệu nổ thường phải dành nhiều thời gian để dọn sạch các bãi mìn hay xử lý số bom đạn không nổ. Các loại thiết bị nổ tự chế làm tăng thêm nguy cơ thiệt mạng cho các quân nhân trong các đơn vị này.4. Bộ binh: Đây là một trong những lực lượng chịu nhiều rủi ro nhất trên chiến trường. Lính lục quân lùng sục kẻ thù và hỗ trợ cho các đơn vị bạn khi họ nhờ ứng cứu. Đây là lực lượng chủ công trong việc chiếm và giữ lãnh thổ.5. Kỵ binh: Lực lượng kỵ binh thực hiện nhiệm vụ trinh sát và an ninh. Nếu thiếu lính bộ binh thì kỵ binh thường được huy động để chiếm và giữ lãnh thổ trước các đội hình tấn công của đối phương. Nhiệm vụ trinh sát đôi lúc khiến kỵ binh ở vào thế phải chiến đấu với đối phương có quân số đông hơn nhiều.6. Lính pháo binh: Lính pháo binh bắn cấp tập đạn pháo vào quân thù. Do sức mạnh của pháo binh hủy diệt đội hình đối phương và làm mất tinh thần những kẻ sống sót nên pháo binh là mục tiêu của các cuộc không kích của kẻ thù cũng như pháo binh đối phương. Bên cạnh đó, pháo binh còn được gọi đến thực hiện các nhiệm vụ của bộ binh và kỵ binh mà họ không quen thuộc.7. Quân y: Chiến sĩ quân y cũng ra mặt trận cùng với các đơn vị chiến đấu. Họ phải tiến hành cứu thương cho đồng đội dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Dù lực lượng quân y được bảo vệ theo Công ước Geneva thì điều này cũng chỉ có ý nghĩa khi đối phương tôn trọng Công ước này. Ngay cả khi đó, đạn pháo và bom từ máy bay cũng khó mà phân biệt được đâu là những quân nhân không trực tiếp chiến đấu để mà tránh!8. Lái xe vận tải: Trong các cuộc chiến gần đây, nghề lái xe tải ngày càng nguy hiểm. Họ đối mặt nguy hiểm thường trực khi phải lái những chiếc xe trong một đoàn dài ra mặt trận. Việc đối phương sử dụng các thiết bị nổ càng làm tăng nguy cơ chết chóc cho lính xe tải.9. Hàng không quân sự: Quân đội Mỹ sử dụng máy bay ở mức độ cao, hỗ trợ rất nhiều cho binh sĩ trên chiến trường. Nhưng cũng chính điều này khiến các đội bay và các phi công trở thành mục tiêu cho hỏa lực đối phương.10. Trinh sát pháo binh: Cũng giống như quân y, các trinh sát này phải trực tiếp ra tuyến trước. Họ có nhiệm vụ xác định vị trí của đối phương rồi gọi pháo “câu” vào để phá hủy mục tiêu. Đối phương có khả năng nhanh chóng tiêu diệt các trinh sát này do họ thường mang theo điện đài.
1. Nhảy dù cứu hộ: Những người nhảy dù này sẽ phải bay, leo trèo, hành quân ra mặt trận, tới những khu vực thời tiết khắc nghiệt, các nơi xảy ra thảm họa để cứu những người bị thương hoặc cô lập vì hỏa hoạn, hoặc tiến hành các công việc khẩn cấp khác.
2. Biệt kích, đặc nhiệm: Những người lính này bao gồm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ, lính mũ nồi xanh của lục quân Mỹ… chuyên thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm. Họ tham gia huấn luyện lực lượng đồng minh, săn lùng các thủ lĩnh phiến quân, hay tham gia các chiến dịch đối đầu trực diện với các đối phương sừng sỏ nhất trong các kẻ thù của nước Mỹ. Họ được huấn luyện bổ sung và được trang bị tốt hơn các đơn vị khác. Nhưng đồng thời bản chất công việc khiến cho lính đặc nhiệm của quân đội Mỹ thường hứng chịu tỷ lệ thương vong cao hơn.
3. Rà phá bom mìn: Trong lực lượng rà phá bom của quân đội, các chuyên gia về rà phá vật liệu nổ thường phải dành nhiều thời gian để dọn sạch các bãi mìn hay xử lý số bom đạn không nổ. Các loại thiết bị nổ tự chế làm tăng thêm nguy cơ thiệt mạng cho các quân nhân trong các đơn vị này.
4. Bộ binh: Đây là một trong những lực lượng chịu nhiều rủi ro nhất trên chiến trường. Lính lục quân lùng sục kẻ thù và hỗ trợ cho các đơn vị bạn khi họ nhờ ứng cứu. Đây là lực lượng chủ công trong việc chiếm và giữ lãnh thổ.
5. Kỵ binh: Lực lượng kỵ binh thực hiện nhiệm vụ trinh sát và an ninh. Nếu thiếu lính bộ binh thì kỵ binh thường được huy động để chiếm và giữ lãnh thổ trước các đội hình tấn công của đối phương. Nhiệm vụ trinh sát đôi lúc khiến kỵ binh ở vào thế phải chiến đấu với đối phương có quân số đông hơn nhiều.
6. Lính pháo binh: Lính pháo binh bắn cấp tập đạn pháo vào quân thù. Do sức mạnh của pháo binh hủy diệt đội hình đối phương và làm mất tinh thần những kẻ sống sót nên pháo binh là mục tiêu của các cuộc không kích của kẻ thù cũng như pháo binh đối phương. Bên cạnh đó, pháo binh còn được gọi đến thực hiện các nhiệm vụ của bộ binh và kỵ binh mà họ không quen thuộc.
7. Quân y: Chiến sĩ quân y cũng ra mặt trận cùng với các đơn vị chiến đấu. Họ phải tiến hành cứu thương cho đồng đội dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Dù lực lượng quân y được bảo vệ theo Công ước Geneva thì điều này cũng chỉ có ý nghĩa khi đối phương tôn trọng Công ước này. Ngay cả khi đó, đạn pháo và bom từ máy bay cũng khó mà phân biệt được đâu là những quân nhân không trực tiếp chiến đấu để mà tránh!
8. Lái xe vận tải: Trong các cuộc chiến gần đây, nghề lái xe tải ngày càng nguy hiểm. Họ đối mặt nguy hiểm thường trực khi phải lái những chiếc xe trong một đoàn dài ra mặt trận. Việc đối phương sử dụng các thiết bị nổ càng làm tăng nguy cơ chết chóc cho lính xe tải.
9. Hàng không quân sự: Quân đội Mỹ sử dụng máy bay ở mức độ cao, hỗ trợ rất nhiều cho binh sĩ trên chiến trường. Nhưng cũng chính điều này khiến các đội bay và các phi công trở thành mục tiêu cho hỏa lực đối phương.
10. Trinh sát pháo binh: Cũng giống như quân y, các trinh sát này phải trực tiếp ra tuyến trước. Họ có nhiệm vụ xác định vị trí của đối phương rồi gọi pháo “câu” vào để phá hủy mục tiêu. Đối phương có khả năng nhanh chóng tiêu diệt các trinh sát này do họ thường mang theo điện đài.