Nhắc đến Chánh Tín, Thương Tín có lẽ ai cũng biết, bởi họ đều là những gương mặt đình đám của điện ảnh một thời. Cả hai từng đóng cùng nhau trong bộ phim "Ván bài lật ngửa". Trong phim ấy, Chánh Tín và Thương Tín đã ở hai thái cực đối lập, Chánh Tín vào vai điệp viên Nguyễn Thành Luân còn Thương Tín vào vai phản diện - thiếu tá nhân Lê Như Vọng. Trong vai diễn cuộc đời, Chánh Tín, Thương Tín có lúc đã đóng vai đối nghịch, dù giữa họ có những điểm chung đến bất ngờ. Chánh Tín sinh năm 1952, ông là một diễn viên kiêm ca sỹ tài năng của miền nam Việt Nam với nhiều vai diễn trong Ván bài lật ngửa, Chiếc mặt nạ da người, Bến sông trăng… Từ một ca sỹ, Chánh Tín bước qua điện ảnh và trở thành một diễn viên ưu tú. Thương Tín sinh năm 1956, cũng nổi tiếng không kém với nhiều vai diễn trong: Biệt động Sài Gòn (vai Sáu Tâm), Ván bài lật ngửa (vai thiếu tá Vọng), SBC (vai tướng cướp Bạch Hải Đường), Chiến trường chia nửa vầng trăng (vai Tám Thương)…Thậm chí, nam tài tử từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam xếp vào danh sách diễn viên đóng nhiều phim nhựa nhất trong một năm với con số 12 bộ phim.Cùng là diễn viên nổi tiếng, Chánh Tín, Thương Tín còn là hai nghệ sĩ hào hoa, khiến bao nhiêu cô gái phải si mê, đeo bám. Chánh Tín đi ra đường phải đội mũ, đeo kính, trùm khăn kín mặt vì sợ bị fan nữ phát hiện. Thương Tín cũng đã khiến hàng triệu trái tim khán giả nữ Việt Nam phải thổn thức. Không chỉ hào hoa, Thương Tín còn đa tình. Số lượng những cuộc tình một đêm, một tháng mà Thương Tín đã trải qua thậm chí nhiều không thua số vai diễn mà anh đã đóng. Trái lại, Chánh Tín là người chung tình khi yêu duy nhất một người và chọn người đó làm vợ. Cùng ở trên đỉnh của điện ảnh, cuộc đời của Chánh Tín, Thương Tín rẽ hai lối khác nhau với những lựa chọn khác nhau, nhưng cuối cùng lại về chung một đích: thất bại. Chánh Tín mạo hiểm lấn sân vào lĩnh vực kinh doanh - lãnh địa vốn không phải sở trường của nghệ sĩ. Kết quả, gia sản của Chánh Tín tan tành mây khói khi bộ phim "Dòng máu anh dùng" ông từng gán nhà lấy tiền làm phim bị thất thu trầm trọng vì nạn ăn cắp bản quyền. Sau ván bài cuộc đời, Chánh Tín trắng tay ở tuổi 62: phá sản, nhà sắp bị tịch thu trong khi cơ thể đang mang bệnh. Trong bước đường cùng, Chánh Tín đã chọn cách kể khổ, trách người khác vô ơn và "la toáng lên" với mục đích xin hoãn thi hành án cưỡng chế ngôi nhà. Biết tình cảnh của ông nhiều người đã xót xa chung tay "góp gió thành bão" giúp ông thoát khỏi tình cảnh khốn khó. Trong bước đường cùng ấy, niềm hy vọng một cuộc sống ổn định được nhen nhóm trong ông, nhưng cùng lúc, cái danh của ông bị hoen ố nhiều vì những ý kiến trái chiều: vứt bỏ tự trọng để "xin tiền". Những lời than vãn của người nghệ sĩ kinh doanh bị sa cơ đã có tác dụng thấy rõ. Bạn bè nghệ sĩ, người hâm mộ rầm rầm góp tiền giúp ông vượt khó. Người tặng tiền, người tặng đất... và Chánh Tín thì vô tư ai thương giúp ông thì ông nhận, để có thể giữ lại ngôi nhà hơn 10 tỷ, hay để mua một chiếc chung cư, lấy vốn làm ăn. Nhiều người tự hỏi, phải chăng vì ngôi nhà tiền tỷ mà Chánh Tín đang bán đi cái danh của mình mà để có được nó ông đã mất một đời gây dựng.Về Thường Tín, bi kịch của nam diễn viên lại trượt theo một hướng khác mà khiến người đời giận nhiều hơn là thương: chơi bời, sa đà cờ bạc. Thời bao cấp, cát-xê vai nam chính của Thương Tín cho bộ phim "Vụ án viên đạn lạc" quay trong 4 tháng chỉ được đúng 1 chỉ vàng. Cả năm đi đóng hơn chục bộ phim, thu nhập chỉ chừng 1 cây vàng, nhưng chừng đó thời gian lại đủ cho anh ăn chơi hết cả chục cây. Sai lầm của một thời khiến ông phải trả giá khá đắt: rơi vào cảnh tù tội, trắng tay. Thế nhưng cái cách Thương Tín đối mặt với thất bại của mình lại khiến nhiều người phải cảm phục. Ông tự nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình, đời có vay có trả, lúc tiếng tăm lừng lẫy, lúc cay đắng ê chề, âu cũng là quy luật. Với ông, thất bại không phải là chấm hết, ông đứng lên và bước qua, làm lại từ đầu dù hai bàn tay trắng.Thương Tín quan niệm: "Quan trọng nhất là cái danh. Tôi thấy tiền tài, vật chất trên đời phù du, có đó rồi mất đó, khi chết cũng không mang theo được. “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, làm sao để khi mình nằm xuống, mọi người tiếc thương như mất đi một thứ gì đó rất quan trọng và họ vẫn nhớ đến tên tuổi của mình". Và với lý lẽ đó, ở tuổi ngũ lục, Thương Tín bắt đầu lại từ đầu, quay lại với phim trường với những vai phụ và kiếm những đồng tiền nhỏ để nuôi gia đình. Cuộc sống đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
Nhắc đến Chánh Tín, Thương Tín có lẽ ai cũng biết, bởi họ đều là những gương mặt đình đám của điện ảnh một thời. Cả hai từng đóng cùng nhau trong bộ phim "Ván bài lật ngửa". Trong phim ấy, Chánh Tín và Thương Tín đã ở hai thái cực đối lập, Chánh Tín vào vai điệp viên Nguyễn Thành Luân còn Thương Tín vào vai phản diện - thiếu tá nhân Lê Như Vọng. Trong vai diễn cuộc đời, Chánh Tín, Thương Tín có lúc đã đóng vai đối nghịch, dù giữa họ có những điểm chung đến bất ngờ.
Chánh Tín sinh năm 1952, ông là một diễn viên kiêm ca sỹ tài năng của miền nam Việt Nam với nhiều vai diễn trong Ván bài lật ngửa, Chiếc mặt nạ da người, Bến sông trăng… Từ một ca sỹ, Chánh Tín bước qua điện ảnh và trở thành một diễn viên ưu tú.
Thương Tín sinh năm 1956, cũng nổi tiếng không kém với nhiều vai diễn trong: Biệt động Sài Gòn (vai Sáu Tâm), Ván bài lật ngửa (vai thiếu tá Vọng), SBC (vai tướng cướp Bạch Hải Đường), Chiến trường chia nửa vầng trăng (vai Tám Thương)…Thậm chí, nam tài tử từng được sách kỷ lục Guinness Việt Nam xếp vào danh sách diễn viên đóng nhiều phim nhựa nhất trong một năm với con số 12 bộ phim.
Cùng là diễn viên nổi tiếng, Chánh Tín, Thương Tín còn là hai nghệ sĩ hào hoa, khiến bao nhiêu cô gái phải si mê, đeo bám. Chánh Tín đi ra đường phải đội mũ, đeo kính, trùm khăn kín mặt vì sợ bị fan nữ phát hiện. Thương Tín cũng đã khiến hàng triệu trái tim khán giả nữ Việt Nam phải thổn thức.
Không chỉ hào hoa, Thương Tín còn đa tình. Số lượng những cuộc tình một đêm, một tháng mà Thương Tín đã trải qua thậm chí nhiều không thua số vai diễn mà anh đã đóng. Trái lại, Chánh Tín là người chung tình khi yêu duy nhất một người và chọn người đó làm vợ.
Cùng ở trên đỉnh của điện ảnh, cuộc đời của Chánh Tín, Thương Tín rẽ hai lối khác nhau với những lựa chọn khác nhau, nhưng cuối cùng lại về chung một đích: thất bại. Chánh Tín mạo hiểm lấn sân vào lĩnh vực kinh doanh - lãnh địa vốn không phải sở trường của nghệ sĩ. Kết quả, gia sản của Chánh Tín tan tành mây khói khi bộ phim "Dòng máu anh dùng" ông từng gán nhà lấy tiền làm phim bị thất thu trầm trọng vì nạn ăn cắp bản quyền.
Sau ván bài cuộc đời, Chánh Tín trắng tay ở tuổi 62: phá sản, nhà sắp bị tịch thu trong khi cơ thể đang mang bệnh. Trong bước đường cùng, Chánh Tín đã chọn cách kể khổ, trách người khác vô ơn và "la toáng lên" với mục đích xin hoãn thi hành án cưỡng chế ngôi nhà. Biết tình cảnh của ông nhiều người đã xót xa chung tay "góp gió thành bão" giúp ông thoát khỏi tình cảnh khốn khó. Trong bước đường cùng ấy, niềm hy vọng một cuộc sống ổn định được nhen nhóm trong ông, nhưng cùng lúc, cái danh của ông bị hoen ố nhiều vì những ý kiến trái chiều: vứt bỏ tự trọng để "xin tiền".
Những lời than vãn của người nghệ sĩ kinh doanh bị sa cơ đã có tác dụng thấy rõ. Bạn bè nghệ sĩ, người hâm mộ rầm rầm góp tiền giúp ông vượt khó. Người tặng tiền, người tặng đất... và Chánh Tín thì vô tư ai thương giúp ông thì ông nhận, để có thể giữ lại ngôi nhà hơn 10 tỷ, hay để mua một chiếc chung cư, lấy vốn làm ăn. Nhiều người tự hỏi, phải chăng vì ngôi nhà tiền tỷ mà Chánh Tín đang bán đi cái danh của mình mà để có được nó ông đã mất một đời gây dựng.
Về Thường Tín, bi kịch của nam diễn viên lại trượt theo một hướng khác mà khiến người đời giận nhiều hơn là thương: chơi bời, sa đà cờ bạc. Thời bao cấp, cát-xê vai nam chính của Thương Tín cho bộ phim "Vụ án viên đạn lạc" quay trong 4 tháng chỉ được đúng 1 chỉ vàng. Cả năm đi đóng hơn chục bộ phim, thu nhập chỉ chừng 1 cây vàng, nhưng chừng đó thời gian lại đủ cho anh ăn chơi hết cả chục cây.
Sai lầm của một thời khiến ông phải trả giá khá đắt: rơi vào cảnh tù tội, trắng tay. Thế nhưng cái cách Thương Tín đối mặt với thất bại của mình lại khiến nhiều người phải cảm phục. Ông tự nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình, đời có vay có trả, lúc tiếng tăm lừng lẫy, lúc cay đắng ê chề, âu cũng là quy luật. Với ông, thất bại không phải là chấm hết, ông đứng lên và bước qua, làm lại từ đầu dù hai bàn tay trắng.
Thương Tín quan niệm: "Quan trọng nhất là cái danh. Tôi thấy tiền tài, vật chất trên đời phù du, có đó rồi mất đó, khi chết cũng không mang theo được. “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, làm sao để khi mình nằm xuống, mọi người tiếc thương như mất đi một thứ gì đó rất quan trọng và họ vẫn nhớ đến tên tuổi của mình". Và với lý lẽ đó, ở tuổi ngũ lục, Thương Tín bắt đầu lại từ đầu, quay lại với phim trường với những vai phụ và kiếm những đồng tiền nhỏ để nuôi gia đình. Cuộc sống đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.