Bác sĩ Pháp Alexandre Yersin (1863-1943) được cả thế giới biết đến như người đi tiên phong trong nghiên cứu về bệnh dịch hạch. Cuộc chiến chống dịch hạch của ông ở Nha Trang cuối thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Yersin, Nha Trang).Ngược dòng thời gian, tháng 7/1891, Alexandre Yersin khi ấy 28 tuổi đã lần đầu đến Nha Trang và bị mảnh đất tuyệt đẹp này lôi cuốn. Năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn dịch hạch tại Hồng Kông, ông về định cư ở Nha Trang. Khi ấy, ông không nghĩ nơi này sẽ trở thành một “chiến trường”.Câu chuyện bắt đầu vào đầu vào mùa hè 1898, khi một vài bệnh nhân bị dịch hạch được bác sĩ Yersin sớm phát hiện ở xóm Cồn, Nha Trang. Đến ngày 25/6/1898, người giúp việc ở chuồng nuôi vật thí nghiệm của ông cũng qua đời.Lập tức Yersin bắt tay dập dịch. Ông cho tiêm huyết thanh đến các nhân viên và tất cả người dân khu vực có dịch, đồng thời khuyên dân ở đây nên đến vùng cách ly. Chính quyền đưa ra khoản bồi thường cho cư dân để ngành y tế tiến hành diệt trùng bằng cách đốt hết các khu nhà của người bị bệnh.Mặc dù thiếu thốn cả về trang thiết bị lẫn cộng sự có chuyên môn, bác sĩ Yersin dập dịch bệnh bằng mọi khả năng. Ông hiểu rằng Nha Trang là thương cảng, tàu thuyền nhiều nơi ra vào, nếu không phòng chống dịch hạch kịp, để lan ra cả nước sẽ vô cùng nguy hiểm.Yersin truy vết và phát hiện dịch bệnh xuất phát từ làng cù lao ngoài cửa sông Nha Trang, nơi cư dân thường buôn bán lợn với thương lái nước ngoài. Yersin quyết định rằng người dân phải di dời để diệt trùng làng cũ. Dù có bồi thường, nhưng việc này vẫn bị người dân phản ứng.Khi ấy, dân chài chưa hiểu cơ chế của bệnh dịch hạch mà tin rằng dịch bệnh này do thần thánh gây ra. Họ cho rằng người làm thần nổi giận là vị quan đã vào ở trong ngôi chùa địa phương. Yersin không tin, nhưng để làm an lòng dân bằng cách yêu cầu chính quyền điều viên quan ấy đi nơi khác.Tình hình dịch bệnh có lúc tạm ổn nhưng rồi lại bùng phát. Yersin gặp nhiều khó khăn với tình trạng dân giấu bệnh vì sợ bị cách ly, kỳ thị. Quyết liệt dập dịch, Yersin cho dựng hẳn làng mới xa làng có dịch để đưa dân ra ở. Rồi ông cho đốt toàn bộ nhà cửa, vật dụng ở ngôi làng cũ có dịch.Theo đề nghị của Yersin, 400 liều huyết thanh được gửi khẩn cấp về từ Pháp. Nhờ nỗ lực của ông, đầu năm 1899 bệnh dịch hạch cơ bản được dập ở Nha Trang. Đây là kỳ tích khi mà nhiều thành phố có cơ sở y tế hiện đại thời đó như Hồng Kông, Quảng Châu, Bombay đã hoang tàn vì dịch hạch.Với những đóng góp vô cùng to lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh cũng như công cuộc bảo vệ sức khỏe của người dân địa phương nói chung, bác sĩ Yersin đã trở thành người nước ngoài duy nhất được thờ ở Nha Trang... Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Bác sĩ Pháp Alexandre Yersin (1863-1943) được cả thế giới biết đến như người đi tiên phong trong nghiên cứu về bệnh dịch hạch. Cuộc chiến chống dịch hạch của ông ở Nha Trang cuối thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Yersin, Nha Trang).
Ngược dòng thời gian, tháng 7/1891, Alexandre Yersin khi ấy 28 tuổi đã lần đầu đến Nha Trang và bị mảnh đất tuyệt đẹp này lôi cuốn. Năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn dịch hạch tại Hồng Kông, ông về định cư ở Nha Trang. Khi ấy, ông không nghĩ nơi này sẽ trở thành một “chiến trường”.
Câu chuyện bắt đầu vào đầu vào mùa hè 1898, khi một vài bệnh nhân bị dịch hạch được bác sĩ Yersin sớm phát hiện ở xóm Cồn, Nha Trang. Đến ngày 25/6/1898, người giúp việc ở chuồng nuôi vật thí nghiệm của ông cũng qua đời.
Lập tức Yersin bắt tay dập dịch. Ông cho tiêm huyết thanh đến các nhân viên và tất cả người dân khu vực có dịch, đồng thời khuyên dân ở đây nên đến vùng cách ly. Chính quyền đưa ra khoản bồi thường cho cư dân để ngành y tế tiến hành diệt trùng bằng cách đốt hết các khu nhà của người bị bệnh.
Mặc dù thiếu thốn cả về trang thiết bị lẫn cộng sự có chuyên môn, bác sĩ Yersin dập dịch bệnh bằng mọi khả năng. Ông hiểu rằng Nha Trang là thương cảng, tàu thuyền nhiều nơi ra vào, nếu không phòng chống dịch hạch kịp, để lan ra cả nước sẽ vô cùng nguy hiểm.
Yersin truy vết và phát hiện dịch bệnh xuất phát từ làng cù lao ngoài cửa sông Nha Trang, nơi cư dân thường buôn bán lợn với thương lái nước ngoài. Yersin quyết định rằng người dân phải di dời để diệt trùng làng cũ. Dù có bồi thường, nhưng việc này vẫn bị người dân phản ứng.
Khi ấy, dân chài chưa hiểu cơ chế của bệnh dịch hạch mà tin rằng dịch bệnh này do thần thánh gây ra. Họ cho rằng người làm thần nổi giận là vị quan đã vào ở trong ngôi chùa địa phương. Yersin không tin, nhưng để làm an lòng dân bằng cách yêu cầu chính quyền điều viên quan ấy đi nơi khác.
Tình hình dịch bệnh có lúc tạm ổn nhưng rồi lại bùng phát. Yersin gặp nhiều khó khăn với tình trạng dân giấu bệnh vì sợ bị cách ly, kỳ thị. Quyết liệt dập dịch, Yersin cho dựng hẳn làng mới xa làng có dịch để đưa dân ra ở. Rồi ông cho đốt toàn bộ nhà cửa, vật dụng ở ngôi làng cũ có dịch.
Theo đề nghị của Yersin, 400 liều huyết thanh được gửi khẩn cấp về từ Pháp. Nhờ nỗ lực của ông, đầu năm 1899 bệnh dịch hạch cơ bản được dập ở Nha Trang. Đây là kỳ tích khi mà nhiều thành phố có cơ sở y tế hiện đại thời đó như Hồng Kông, Quảng Châu, Bombay đã hoang tàn vì dịch hạch.
Với những đóng góp vô cùng to lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh cũng như công cuộc bảo vệ sức khỏe của người dân địa phương nói chung, bác sĩ Yersin đã trở thành người nước ngoài duy nhất được thờ ở Nha Trang...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.