GS. Lê Thi, người kéo cờ Tổ quốc Ngày Độc lập 2/9/1945, tên thật là Dương Thị Thoa, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ (nay là Viện nghiên cứu Gia đình và Giới)... sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Bà là con gái thứ hai của giáo sư, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.Năm 17 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), GS. Lê Thi đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.Sáng 2/9/1945, GS. Lê Thi dẫn đầu đoàn phụ nữ Hàng Bông đến Quảng trường Ba Đình và được chọn lên kéo cờ. Bà cùng bà Đàm Thị Loan, người dân tộc Tày, vợ đại tướng Hoàng Văn Thái trở thành nhân vật lịch sử tham gia một sự kiện trọng đại của dân tộc.Kể lại khoảnh khắc xúc động đó, GS Lê Thi tâm sự: "Khi bài quốc ca vang lên là lúc lá cờ Tổ quốc được từ từ kéo lên, quốc ca vừa kết thúc cũng là lúc lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên lễ đài trong tiếng vỗ tay vang rền của hàng vạn người dân có mặt tại Quảng trường Ba Đình… Lúc đó chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, vui sướng, nước mắt bỗng ứa ra vì xúc động xen lẫn tự hào".Bà cho biết thêm: “Đó là một điều vô cùng may mắn đối với tôi - một người con gái bình thường, để nay trở thành - như mọi người nói - một nhân chứng lịch sử cho sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam: ngày nước Việt Nam tuyên bố độc lập sau gần 100 năm bị đế quốc Pháp thống trị”.Sau Ngày Độc lập, GS. Lê Thi hăng hái tham gia cách mạng và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Bà được phong hàm giáo sư triết học và được cử về Viện Triết học Việt Nam, đảm nhận chức viện trưởng. Sau khi về hưu, bà là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình (sau này đổi thành Viện Gia đình và giới).Bà cũng là người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu khoa học về phụ nữ ở Việt Nam, sau này được mở rộng thành nghiên cứu gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới.Trong sự nghiệp khoa học của mình, GS. Lê Thi đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu trên các tạp chí Triết học, Khoa học về Phụ nữ (sau này là Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới); Tạp chí Khoa học xã hội; Tạp chí Nghiên cứu Con người; Tạp chí Cộng sản…). Bà xuất bản 17 cuốn sách in riêng với các bút danh: Lê Thi, Dương Thoa, Thanh Bình, Lê Thanh Bình, cũng như chủ biên và đồng tác giả 15 cuốn sách. GS. Lê Thi mất năm 2020. >>> Mời độc giả xem video: Nhật Bản công bố chủ đề Thế vận hội Olympic 2020. Nguồn: THDT.
GS. Lê Thi, người kéo cờ Tổ quốc Ngày Độc lập 2/9/1945, tên thật là Dương Thị Thoa, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ (nay là Viện nghiên cứu Gia đình và Giới)... sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Bà là con gái thứ hai của giáo sư, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.
Năm 17 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), GS. Lê Thi đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.
Sáng 2/9/1945, GS. Lê Thi dẫn đầu đoàn phụ nữ Hàng Bông đến Quảng trường Ba Đình và được chọn lên kéo cờ. Bà cùng bà Đàm Thị Loan, người dân tộc Tày, vợ đại tướng Hoàng Văn Thái trở thành nhân vật lịch sử tham gia một sự kiện trọng đại của dân tộc.
Kể lại khoảnh khắc xúc động đó, GS Lê Thi tâm sự: "Khi bài quốc ca vang lên là lúc lá cờ Tổ quốc được từ từ kéo lên, quốc ca vừa kết thúc cũng là lúc lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên lễ đài trong tiếng vỗ tay vang rền của hàng vạn người dân có mặt tại Quảng trường Ba Đình… Lúc đó chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, vui sướng, nước mắt bỗng ứa ra vì xúc động xen lẫn tự hào".
Bà cho biết thêm: “Đó là một điều vô cùng may mắn đối với tôi - một người con gái bình thường, để nay trở thành - như mọi người nói - một nhân chứng lịch sử cho sự kiện trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam: ngày nước Việt Nam tuyên bố độc lập sau gần 100 năm bị đế quốc Pháp thống trị”.
Sau Ngày Độc lập, GS. Lê Thi hăng hái tham gia cách mạng và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Bà được phong hàm giáo sư triết học và được cử về Viện Triết học Việt Nam, đảm nhận chức viện trưởng. Sau khi về hưu, bà là người sáng lập Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình (sau này đổi thành Viện Gia đình và giới).
Bà cũng là người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu khoa học về phụ nữ ở Việt Nam, sau này được mở rộng thành nghiên cứu gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới.
Trong sự nghiệp khoa học của mình, GS. Lê Thi đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu trên các tạp chí Triết học, Khoa học về Phụ nữ (sau này là Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới); Tạp chí Khoa học xã hội; Tạp chí Nghiên cứu Con người; Tạp chí Cộng sản…). Bà xuất bản 17 cuốn sách in riêng với các bút danh: Lê Thi, Dương Thoa, Thanh Bình, Lê Thanh Bình, cũng như chủ biên và đồng tác giả 15 cuốn sách. GS. Lê Thi mất năm 2020.
>>> Mời độc giả xem video: Nhật Bản công bố chủ đề Thế vận hội Olympic 2020. Nguồn: THDT.