GS. Trần Thanh Vân sinh năm 1936 tại Đồng Hới, Quảng Bình, học trung học tại Huế, tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1957. Ông hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với đề tài chỉ rõ hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau, cộng đồng vật lý quốc tế gọi đó là các hạt quark).GS. Trần Thanh Vân được xem là bậc thầy trong lĩnh vực lý thuyết vật lý nguyên tử, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình khảo luận, 115 đầu sách khoa học vật lý đã xuất bản, phát hành ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.Với những đóng góp cho nền khoa học thế giới cũng như 2 quốc gia Pháp – Việt Nam, ông được tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, Huân chương hữu nghị của Nhà nước Việt Nam…Mặc dù là nhà khoa học nổi tiếng ở Pháp và thế giới, song GS. Trần Thanh Vân vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương. Năm 1993, sau rất nhiều khó khăn, GS. Trần Thanh Vân và vợ là GS. Lê Kim Ngọc đã tổ chức thành công hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất.
Sự thành công ngoài sức tưởng tượng này mở màn cho một chuỗi các cuộc Gặp gỡ Việt Nam, đồng thời là cơ sở nhen nhóm trong ông ý tưởng xây dựng một Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành đầu tiên của Việt Nam đặt tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Tại Gặp gỡ Việt Nam, đã có hàng nghìn nhà khoa học thuộc lĩnh vực vật lý, thiên văn học nổi tiếng trên thế giới tham dự, trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel. Đây là điều hiếm thấy tại các hội nghị khoa học tại Việt Nam. Họ đến Việt Nam vì tình bằng hữu và cũng vì khâm phục, trân trọng lý tưởng và khát vọng một đời hiến dâng cho khoa học của vợ chồng GS. Trần Thanh Vân.GS. Nobel Glashow (người Mỹ) khi đến Việt Nam đã xúc động chia sẻ: “Vợ chồng GS. Trần Thanh Vân là những người bạn thân thiết của tôi suốt nhiều thập niên qua. Tôi đánh giá cao những đóng góp của vợ chồng ông cho ngành vật lý thế giới”. GS. Jean Audouze, nguyên cố vấn cấp cao về khoa học của nguyên Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, âu yếm gọi GS. Trần Thanh Vân là “nhà lãnh đạo tài hoa”.Hơn 80 tuổi, đi về không mệt mỏi giữa Việt Nam và Pháp, vợ chồng GS. Trần Thanh Vân và GS. Lê Kim Ngọc vẫn đang mải miết vun đắp cây cầu khoa học, nối thế hệ trẻ Việt Nam với các nhà khoa học từng giành giải Nobel, các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức nghiên cứu lớn nhất trên thế giới.Và Trung tâm Khoa học Giáo dục liên ngành (ICISE) do ông bà và nhiều tổ chức bỏ tiền túi xây dựng tại TP biển Quy Nhơn xinh đẹp đã trở thành ngôi nhà chung của những tâm hồn đồng điệu tình yêu khoa học của Việt Nam và thế giới. Mời độc giả xem video: Chính sách và Cuộc sống: Nghị định 100/2019/NĐ-CP sau 2 tháng triển khai. Nguồn: HTV.
GS. Trần Thanh Vân sinh năm 1936 tại Đồng Hới, Quảng Bình, học trung học tại Huế, tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1957. Ông hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với đề tài chỉ rõ hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau, cộng đồng vật lý quốc tế gọi đó là các hạt quark).
GS. Trần Thanh Vân được xem là bậc thầy trong lĩnh vực lý thuyết vật lý nguyên tử, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình khảo luận, 115 đầu sách khoa học vật lý đã xuất bản, phát hành ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Với những đóng góp cho nền khoa học thế giới cũng như 2 quốc gia Pháp – Việt Nam, ông được tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, Huân chương hữu nghị của Nhà nước Việt Nam…
Mặc dù là nhà khoa học nổi tiếng ở Pháp và thế giới, song GS. Trần Thanh Vân vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương. Năm 1993, sau rất nhiều khó khăn, GS. Trần Thanh Vân và vợ là GS. Lê Kim Ngọc đã tổ chức thành công hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất.
Sự thành công ngoài sức tưởng tượng này mở màn cho một chuỗi các cuộc Gặp gỡ Việt Nam, đồng thời là cơ sở nhen nhóm trong ông ý tưởng xây dựng một Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành đầu tiên của Việt Nam đặt tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tại Gặp gỡ Việt Nam, đã có hàng nghìn nhà khoa học thuộc lĩnh vực vật lý, thiên văn học nổi tiếng trên thế giới tham dự, trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel. Đây là điều hiếm thấy tại các hội nghị khoa học tại Việt Nam. Họ đến Việt Nam vì tình bằng hữu và cũng vì khâm phục, trân trọng lý tưởng và khát vọng một đời hiến dâng cho khoa học của vợ chồng GS. Trần Thanh Vân.
GS. Nobel Glashow (người Mỹ) khi đến Việt Nam đã xúc động chia sẻ: “Vợ chồng GS. Trần Thanh Vân là những người bạn thân thiết của tôi suốt nhiều thập niên qua. Tôi đánh giá cao những đóng góp của vợ chồng ông cho ngành vật lý thế giới”. GS. Jean Audouze, nguyên cố vấn cấp cao về khoa học của nguyên Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, âu yếm gọi GS. Trần Thanh Vân là “nhà lãnh đạo tài hoa”.
Hơn 80 tuổi, đi về không mệt mỏi giữa Việt Nam và Pháp, vợ chồng GS. Trần Thanh Vân và GS. Lê Kim Ngọc vẫn đang mải miết vun đắp cây cầu khoa học, nối thế hệ trẻ Việt Nam với các nhà khoa học từng giành giải Nobel, các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức nghiên cứu lớn nhất trên thế giới.
Và Trung tâm Khoa học Giáo dục liên ngành (ICISE) do ông bà và nhiều tổ chức bỏ tiền túi xây dựng tại TP biển Quy Nhơn xinh đẹp đã trở thành ngôi nhà chung của những tâm hồn đồng điệu tình yêu khoa học của Việt Nam và thế giới.