Sinh năm 1799 tại thị trấn Lyme Regis, Anh, Mary Anning là con của cặp vợ chồng Richard và Molly Anning. Bà là nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trong lịch sử.Bà Mary hứng thú và theo đuổi ngành cổ sinh vật học được cho là do được truyền cảm hứng từ người cha - ông Richard. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ông Richard quyết định đưa cả gia đình đến sống ở Lyme Regis, thị trấn ven biển thích hợp cho niềm đam mê tìm kiếm hóa thạch của ông.Sau khi tìm được các hóa thạch, ông Richard bán chúng cho những du khách giàu có để kiếm thêm thu nhập.Bà Mary khi lên 6 tuổi thường cùng cha tìm kiếm, khai quật và làm sạch hóa thạch. Sau khi ông Richard qua đời năm 1810, bà Molly một mình nuôi 2 con và đang mang thai người con thứ ba.Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn của gia đình nên bà Mary bắt đầu những cuộc tìm kiếm hóa thạch để có thêm tiền giúp mẹ trang trải cuộc sống.Theo đó, bà Mary có nhiều phát hiện quan trọng trong thế kỷ 19 như khai quật được những hóa thạch của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước có 4 vây và cổ dài), thằn lằn bay...Hóa thạch của những loài động vật do Mary tìm thấy giúp giới khoa học giải mã những bí ẩn về việc tuyệt chủng của chúng. Bà cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên có những đóng góp lớn cho ngành cổ sinh vật học.Thế nhưng, do xuất thân từ một gia đình nghèo khó cộng thêm việc là phụ nữ nên những phát hiện của bà Mary không được cộng đồng khoa học cũng như người dân thời đó công nhận.Các nhà khoa học công bố những khám phá của bà Mary nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến tên tuổi của bà.Nhiều năm sau khi qua đời, tên tuổi của bà Mary mới được cộng đồng khoa học công nhận. Kể từ đó, những khám phá của nhà cổ sinh vật học này được hậu thế biết đến nhiều hơn. Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Sinh năm 1799 tại thị trấn Lyme Regis, Anh, Mary Anning là con của cặp vợ chồng Richard và Molly Anning. Bà là nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trong lịch sử.
Bà Mary hứng thú và theo đuổi ngành cổ sinh vật học được cho là do được truyền cảm hứng từ người cha - ông Richard. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ông Richard quyết định đưa cả gia đình đến sống ở Lyme Regis, thị trấn ven biển thích hợp cho niềm đam mê tìm kiếm hóa thạch của ông.
Sau khi tìm được các hóa thạch, ông Richard bán chúng cho những du khách giàu có để kiếm thêm thu nhập.
Bà Mary khi lên 6 tuổi thường cùng cha tìm kiếm, khai quật và làm sạch hóa thạch. Sau khi ông Richard qua đời năm 1810, bà Molly một mình nuôi 2 con và đang mang thai người con thứ ba.
Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn của gia đình nên bà Mary bắt đầu những cuộc tìm kiếm hóa thạch để có thêm tiền giúp mẹ trang trải cuộc sống.
Theo đó, bà Mary có nhiều phát hiện quan trọng trong thế kỷ 19 như khai quật được những hóa thạch của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước có 4 vây và cổ dài), thằn lằn bay...
Hóa thạch của những loài động vật do Mary tìm thấy giúp giới khoa học giải mã những bí ẩn về việc tuyệt chủng của chúng. Bà cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên có những đóng góp lớn cho ngành cổ sinh vật học.
Thế nhưng, do xuất thân từ một gia đình nghèo khó cộng thêm việc là phụ nữ nên những phát hiện của bà Mary không được cộng đồng khoa học cũng như người dân thời đó công nhận.
Các nhà khoa học công bố những khám phá của bà Mary nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến tên tuổi của bà.
Nhiều năm sau khi qua đời, tên tuổi của bà Mary mới được cộng đồng khoa học công nhận. Kể từ đó, những khám phá của nhà cổ sinh vật học này được hậu thế biết đến nhiều hơn.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.