Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan (1528-1613) không chỉ là nhà văn hóa lỗi lạc mà còn là nhà ngoại giao tài ba trong lịch sử Việt Nam. Tài ngoại giao của ông thường được kể lại qua chuyến đi sứ ở tuổi "gần đất xa trời". (Ảnh trong bài chụp tại mộ Trạng Bùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).Ngược dòng lịch sử, dưới thời Vua Lê Thế Tông, việc bang giao giữa nhà Lê và nhà Minh rất căng thẳng và phức tạp. Nhà Minh không công nhận tính chính thống của vua Lê, thường tìm cớ để gây chuyện, khiến tính hình biên cương luôn bất ổn.Trong hoàn cảnh như vậy, vào năm 1597, khi đang làm Tả thị lang Bộ Công và đã ở tuổi 69, Phùng Khắc Khoan được vua Lê cử làm Chánh sứ sang công cán Trung Hoa. Đi sứ nhà Minh lúc đó thực sự là “chui vào hang cọp” với cái giá phải trả có thể là bị nhục hình, tù tội.Khi sứ bộ do Chánh sứ Phùng Khắc Khoan dẫn đầu đến biên giới, quan nhà Minh không cho nhập cảnh. Theo sử sách, ông đã đấu lý và cả đút lót vàng, bạc cho chúng thì cửa ải mới được mở. Phải mất một năm đoàn sứ bộ mới đến được Yên Kinh – kinh đô nhà Minh.Đến Yên Kinh, đoàn sứ bộ phải tạm trú trong 5 tháng liền mà không được bàn đến việc chính là cầu phong cho vua Lê Thế Tông. Phùng Khắc Khoan đã vừa mềm mỏng, vừa cương quyết buộc quan nhà Minh phải thu xếp để ông được dâng biểu cầu phong của vua Lê lên vua Minh.Việc phong vương tuy chưa đạt được vì vua Minh chỉ phong cho vua Lê chức Đồng thống, song cũng là một thắng lợi về ngoại giao. Vì vua quan nhà Minh phải coi nhà Lê là chính thống, không còn danh nghĩa gì để giúp tàn dư của quân Mạc.Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, sử gia Phan Huy Chú đã viết về chuyến đi sứ gian nan của Trạng Bùng như sau: “…Bấy giờ nhà Minh nhận hối lộ của con cháu nhà Mạc, (nên) không chịu nhận sứ...”.“...Ông lúc còn đợi mệnh (Vua Minh), liền đưa thư cho Súy ty nhà Minh, kể rõ việc nhà Mạc cướp ngôi (nhà Hậu Lê)... Người Minh khen là có nghĩa mới cho sứ thần qua cửa quan".Khi Trạng Bùng về nước, một phái đoàn do Đỗ Uông dẫn đầu đã lên tận Ải Nam Quan để đón. Vua Lê qua sông Cái đón ông về kinh đô. Ông đã được phong làm Thượng thư Bộ Hộ, Bộ Công, tước Mai Lĩnh hầu, rồi thăng tước Mai Quận công.Tương truyền, trong thời gian đi sứ ở Trung Hoa, Phùng Khắc Khoan đã học cách dệt the lượt mỏng, cách trồng ngô, vừng và ông truyền dạy lại cho dân sau khi về nước. Ông mất năm 1613, thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan (1528-1613) không chỉ là nhà văn hóa lỗi lạc mà còn là nhà ngoại giao tài ba trong lịch sử Việt Nam. Tài ngoại giao của ông thường được kể lại qua chuyến đi sứ ở tuổi "gần đất xa trời". (Ảnh trong bài chụp tại mộ Trạng Bùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).
Ngược dòng lịch sử, dưới thời Vua Lê Thế Tông, việc bang giao giữa nhà Lê và nhà Minh rất căng thẳng và phức tạp. Nhà Minh không công nhận tính chính thống của vua Lê, thường tìm cớ để gây chuyện, khiến tính hình biên cương luôn bất ổn.
Trong hoàn cảnh như vậy, vào năm 1597, khi đang làm Tả thị lang Bộ Công và đã ở tuổi 69, Phùng Khắc Khoan được vua Lê cử làm Chánh sứ sang công cán Trung Hoa. Đi sứ nhà Minh lúc đó thực sự là “chui vào hang cọp” với cái giá phải trả có thể là bị nhục hình, tù tội.
Khi sứ bộ do Chánh sứ Phùng Khắc Khoan dẫn đầu đến biên giới, quan nhà Minh không cho nhập cảnh. Theo sử sách, ông đã đấu lý và cả đút lót vàng, bạc cho chúng thì cửa ải mới được mở. Phải mất một năm đoàn sứ bộ mới đến được Yên Kinh – kinh đô nhà Minh.
Đến Yên Kinh, đoàn sứ bộ phải tạm trú trong 5 tháng liền mà không được bàn đến việc chính là cầu phong cho vua Lê Thế Tông. Phùng Khắc Khoan đã vừa mềm mỏng, vừa cương quyết buộc quan nhà Minh phải thu xếp để ông được dâng biểu cầu phong của vua Lê lên vua Minh.
Việc phong vương tuy chưa đạt được vì vua Minh chỉ phong cho vua Lê chức Đồng thống, song cũng là một thắng lợi về ngoại giao. Vì vua quan nhà Minh phải coi nhà Lê là chính thống, không còn danh nghĩa gì để giúp tàn dư của quân Mạc.
Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, sử gia Phan Huy Chú đã viết về chuyến đi sứ gian nan của Trạng Bùng như sau: “…Bấy giờ nhà Minh nhận hối lộ của con cháu nhà Mạc, (nên) không chịu nhận sứ...”.
“...Ông lúc còn đợi mệnh (Vua Minh), liền đưa thư cho Súy ty nhà Minh, kể rõ việc nhà Mạc cướp ngôi (nhà Hậu Lê)... Người Minh khen là có nghĩa mới cho sứ thần qua cửa quan".
Khi Trạng Bùng về nước, một phái đoàn do Đỗ Uông dẫn đầu đã lên tận Ải Nam Quan để đón. Vua Lê qua sông Cái đón ông về kinh đô. Ông đã được phong làm Thượng thư Bộ Hộ, Bộ Công, tước Mai Lĩnh hầu, rồi thăng tước Mai Quận công.
Tương truyền, trong thời gian đi sứ ở Trung Hoa, Phùng Khắc Khoan đã học cách dệt the lượt mỏng, cách trồng ngô, vừng và ông truyền dạy lại cho dân sau khi về nước. Ông mất năm 1613, thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.