Sinh năm 1997, Jack Andraka (Mỹ) từng hoàn toàn không biết gì về ung thư. Tuy nhiên, cậu bắt đầu quan tâm và thực hiện nghiên cứu về vấn đề này sau khi một người thân của gia đình qua đời vì ung thư tuyến tụy năm 13 tuổi. Đến năm 18 tuổi, Andraka sở hữu bằng sáng chế quốc tế công nghệ tầm soát ung thư được đánh giá cao. Do vậy, cậu trở thành một trong những người trẻ nổi tiếng nhất thế giới.Công nghệ tầm soát ung thư của Andraka nổi trội hơn về mọi mặt so với các xét nghiệm đã và đang sử dụng hiện tại. Vì vậy, Andraka nhận được nhiều giải thưởng lớn như: giải thưởng National Geographic Emerging Explorer (Nhà khám phá mới nổi của National Geographic) năm 2014, giải thưởng Thomas Jefferson năm 2014...Vào năm 2013, nữ sinh trung học Ann Makosinski, 15 tuổi, ở Canada khiến thế giới thán phục khi minh ra một chiếc đèn pin chạy bằng hơi ấm của bàn tay. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là khi nhiệt độ thân thể càng chênh lệch với môi trường thì đèn càng sáng.Chiếc đèn do Makosinski phát minh có giá 26 USD, đắt hơn so với hầu hết các loại đèn pin thông thường. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là người dùng không cần phải mua đèn pin mới thay thế.Sinh năm 1997, chàng trai trẻ Alex Deans đã sáng chế ra iAid - thiết bị dẫn đường cho người mù vào năm 12 tuổi. Phát minh này ra đời sau khi cậu từng giúp một phụ nữ mù đi qua đường.Sau khi giúp đỡ người phụ nữ ấy, Alex nhận ra rằng không có thiết bị nào có thể giúp những người bị mù có thể độc lập di chuyển trong khu phố sinh sống. Vì vậy, cậu tự học cách lập trình và từng bước tạo ra iAid để giúp cuộc sống của những người mù tốt đẹp hơn.Sinh năm 1997, Malala Yousafzai (Pakistan) là người trẻ nhất từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 2014. Yousafzai được thế giới biết đến vì đã kiên cường đấu tranh cho quyền được đi học của phụ nữ ở những vùng bị lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm đóng.Vào năm 2012, các tay súng Taliban đã bắn vào đầu Malala nhưng cô may mắn sống sót. Sau đó, Yousafzai đã có những đóng góp lớn cho xã hội và được trao giải Nobel Hòa bình.Anne Frank nổi tiếng với tác phẩm "Nhật ký Anne Frank". Cô bé viết cuốn nhật ký này trong những ngày phải trú ẩn ở một khu nhà máy bí mật tại Amsterdam để tránh bị phát xít Đức tàn sát. Ông Otto - cha của Anne - là thành viên duy nhất trong gia đình Frank, trong đó có Anne qua đời năm 16 tuổi, còn sống sót sau chiến tranh thế giới 2.Sau khi biết tin cả gia đình bị giết hại, ông Otto sửa soạn lại bản thảo và cho in cuốn nhật ký của con gái năm 1952. Cuốn nhật ký được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ và là một trong những tác phẩm bán chạy nhất thế giới.
Sinh năm 1997, Jack Andraka (Mỹ) từng hoàn toàn không biết gì về ung thư. Tuy nhiên, cậu bắt đầu quan tâm và thực hiện nghiên cứu về vấn đề này sau khi một người thân của gia đình qua đời vì ung thư tuyến tụy năm 13 tuổi. Đến năm 18 tuổi, Andraka sở hữu bằng sáng chế quốc tế công nghệ tầm soát ung thư được đánh giá cao. Do vậy, cậu trở thành một trong những người trẻ nổi tiếng nhất thế giới.
Công nghệ tầm soát ung thư của Andraka nổi trội hơn về mọi mặt so với các xét nghiệm đã và đang sử dụng hiện tại. Vì vậy, Andraka nhận được nhiều giải thưởng lớn như: giải thưởng National Geographic Emerging Explorer (Nhà khám phá mới nổi của National Geographic) năm 2014, giải thưởng Thomas Jefferson năm 2014...
Vào năm 2013, nữ sinh trung học Ann Makosinski, 15 tuổi, ở Canada khiến thế giới thán phục khi minh ra một chiếc đèn pin chạy bằng hơi ấm của bàn tay. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là khi nhiệt độ thân thể càng chênh lệch với môi trường thì đèn càng sáng.
Chiếc đèn do Makosinski phát minh có giá 26 USD, đắt hơn so với hầu hết các loại đèn pin thông thường. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là người dùng không cần phải mua đèn pin mới thay thế.
Sinh năm 1997, chàng trai trẻ Alex Deans đã sáng chế ra iAid - thiết bị dẫn đường cho người mù vào năm 12 tuổi. Phát minh này ra đời sau khi cậu từng giúp một phụ nữ mù đi qua đường.
Sau khi giúp đỡ người phụ nữ ấy, Alex nhận ra rằng không có thiết bị nào có thể giúp những người bị mù có thể độc lập di chuyển trong khu phố sinh sống. Vì vậy, cậu tự học cách lập trình và từng bước tạo ra iAid để giúp cuộc sống của những người mù tốt đẹp hơn.
Sinh năm 1997, Malala Yousafzai (Pakistan) là người trẻ nhất từng được trao giải Nobel Hòa bình năm 2014. Yousafzai được thế giới biết đến vì đã kiên cường đấu tranh cho quyền được đi học của phụ nữ ở những vùng bị lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm đóng.
Vào năm 2012, các tay súng Taliban đã bắn vào đầu Malala nhưng cô may mắn sống sót. Sau đó, Yousafzai đã có những đóng góp lớn cho xã hội và được trao giải Nobel Hòa bình.
Anne Frank nổi tiếng với tác phẩm "Nhật ký Anne Frank". Cô bé viết cuốn nhật ký này trong những ngày phải trú ẩn ở một khu nhà máy bí mật tại Amsterdam để tránh bị phát xít Đức tàn sát. Ông Otto - cha của Anne - là thành viên duy nhất trong gia đình Frank, trong đó có Anne qua đời năm 16 tuổi, còn sống sót sau chiến tranh thế giới 2.
Sau khi biết tin cả gia đình bị giết hại, ông Otto sửa soạn lại bản thảo và cho in cuốn nhật ký của con gái năm 1952. Cuốn nhật ký được dịch sang hơn 60 ngôn ngữ và là một trong những tác phẩm bán chạy nhất thế giới.