Cặp song sinh này bị hội chứng pygopagus bẩm sinh, bị dính liền hông và cột sống với nhau, đồng thời cùng chia sẻ chung một đoạn đường tiêu hóa phía dưới và cơ quan sinh dục. Hội chứng này ảnh hưởng đến 19% các cặp song sinh dính liền.Ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ với sự nỗ lực của nhóm phẫu thuật gồm 40 bác sĩ, y tá đã thành công khi tách rời cột sống dính liền của 2 bé sơ sinh này. Hình ảnh minh họa cặp song sinh dính liền có chung phần xương sống. Tiến sĩ Prashant Jain, trưởng nhóm phẫu thuật cho biết ca phẫu thuật tách rời này là một thách thức lớn với các bác sĩ bởi 2 bé này có chung những bộ phần bất thường như ống tiêu hóa, hệ thống sinh dục và thần kinh. Để ca phẫu thuật được thành công, mỗi bước đi trong ca phẫu thuật phải được tính toán rất tỉ mỉ, và được tập dượt nhiều lần cho đến khi nó đạt được độ chính xác. Bác sĩ Valecha trong nhóm phẫu thuật nói thêm: “Nhiệm vụ khó khăn nhất trong ca phẫu thuật này là công việc gây mê, bởi chúng tôi phải đặt ra tình huống là nếu bé này nhận được thì bé kia sẽ không nhận được thuốc, do đó, chúng tôi phải tính toán và theo dõi rất cẩn thận”. Ca phẫu thuật tiêu tốn khoảng 64.000 pound (Hơn 2 tỷ VND) được tài trợ bởi một nhà hảo tâm người Nigeria.
Hassana (trái) và Hussaina (phải) cùng với bố mẹ và các bác sĩ phẫu thuật tại cuộc họp báo sau phẫu thuật. Trước khi ca phẫu thuật diễn ra, các bác sĩ cảnh báo 1 trong 2 bé sẽ không thể sống sót.
Ca phẫu thuật của hai bé được chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 vào ngày 25/5 sử dụng mô mở rộng làm từ silicone cấy vào phần cơ thể dính liền để tạo ra đủ mô cho cơ thể nhằm hạn chế vết thương trong phẫu thuật. Giai đoạn 2 là giai đoạn quan trọng nhất, được thực hiện vào ngày 12/8, các bác sĩ vật lý tách cặp song sinh trước khi các bác sĩ phẫu thuật tiến hành phẫu thuật tái tạo mở rộng. Giai đoạn 3 kéo dài 3 tuần và sẽ liên quan đến thủ thuật đóng đoạn dẫn phân tạm thời dưới hậu môn của 2 cô bé này.
Cặp song sinh này bị hội chứng pygopagus bẩm sinh, bị dính liền hông và cột sống với nhau, đồng thời cùng chia sẻ chung một đoạn đường tiêu hóa phía dưới và cơ quan sinh dục. Hội chứng này ảnh hưởng đến 19% các cặp song sinh dính liền.
Ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ với sự nỗ lực của nhóm phẫu thuật gồm 40 bác sĩ, y tá đã thành công khi tách rời cột sống dính liền của 2 bé sơ sinh này.
Hình ảnh minh họa cặp song sinh dính liền có chung phần xương sống. Tiến sĩ Prashant Jain, trưởng nhóm phẫu thuật cho biết ca phẫu thuật tách rời này là một thách thức lớn với các bác sĩ bởi 2 bé này có chung những bộ phần bất thường như ống tiêu hóa, hệ thống sinh dục và thần kinh.
Để ca phẫu thuật được thành công, mỗi bước đi trong ca phẫu thuật phải được tính toán rất tỉ mỉ, và được tập dượt nhiều lần cho đến khi nó đạt được độ chính xác.
Bác sĩ Valecha trong nhóm phẫu thuật nói thêm: “Nhiệm vụ khó khăn nhất trong ca phẫu thuật này là công việc gây mê, bởi chúng tôi phải đặt ra tình huống là nếu bé này nhận được thì bé kia sẽ không nhận được thuốc, do đó, chúng tôi phải tính toán và theo dõi rất cẩn thận”.
Ca phẫu thuật tiêu tốn khoảng 64.000 pound (Hơn 2 tỷ VND) được tài trợ bởi một nhà hảo tâm người Nigeria.
Hassana (trái) và Hussaina (phải) cùng với bố mẹ và các bác sĩ phẫu thuật tại cuộc họp báo sau phẫu thuật. Trước khi ca phẫu thuật diễn ra, các bác sĩ cảnh báo 1 trong 2 bé sẽ không thể sống sót.
Ca phẫu thuật của hai bé được chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 vào ngày 25/5 sử dụng mô mở rộng làm từ silicone cấy vào phần cơ thể dính liền để tạo ra đủ mô cho cơ thể nhằm hạn chế vết thương trong phẫu thuật.
Giai đoạn 2 là giai đoạn quan trọng nhất, được thực hiện vào ngày 12/8, các bác sĩ vật lý tách cặp song sinh trước khi các bác sĩ phẫu thuật tiến hành phẫu thuật tái tạo mở rộng. Giai đoạn 3 kéo dài 3 tuần và sẽ liên quan đến thủ thuật đóng đoạn dẫn phân tạm thời dưới hậu môn của 2 cô bé này.