Vi khuẩn gây bệnh răng nướu có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch, tiểu đường và những phản ứng viêm nguy hiểm cho cơ thể.
Vi khuẩn răng miệng có thể gây bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người bị bệnh nướu răng có nhiều khả năng bị bệnh tim hơn so với những người khỏe mạnh. Giả thuyết được đưa ra rằng, khi răng nướu bị tấn công, vi khuẩn từ miệng đi vào máu, gây nên những phản ứng viêm và có thể gây nên đau tim.
Nướu răng và bệnh tiểu đường. Bệnh nướu răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng đối vớí những bệnh nhân vừa bệnh nướu răng và tiểu đường kiểm soát được sự nhiễm trùng nướu sẽ giúp kiểm soát đuờng máu.
Khô miệng và lưỡi có thể dẫn đến sâu răng. Chứng khô miệng hay còn gọi là Sjogren, khiến cho cơ thể không thể tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt có tác dụng cực kỳ quan trọng, giúp bảo vệ răng và nướu, chống vi khuẩn, do đó, khô miệng dễ dẫn đến sâu răng và các bệnh nướu răng.
Thuốc cũng có thể gây ra khô miệng. Các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, chống trầm cảm...có thể gây khô miệng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và tìm hiểu xem thuốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng.
Căng thẳng tạo ra lượng hormone Cortisol lớn tàn phá nướu răng. Căng thẳng cũng dẫn đến thói quen chăm sóc răng miệng giảm, hơn 50% số người không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên khi stress. Căng thằng cũng dẫn đến các thói quen có hại cho răng miệng như hút thuốc lá, uống rượu hay nghiến răng...
Loãng xương và gãy răng. Cơ thể bạn bị loãng xương, bao gồm cả xương hàm có thể gây ra hiện tượng gãy răng, nếu nặng hơn có thể phá vỡ xương quai hàm hoặc hoại tử xương.
Nướu màu nhạt và bệnh thiếu máu. Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không đủ tế bào hồng cầu, hoặc các tế bào hồng cầu không chứa đủ hemoglobin, kết quả là cơ thể bạn không nhậ đủ oxy, do đó, gây nên tình trạng nướu bị màu nhạt hoặc xanh.
Ăn mòn men răng và rối loạn tiêu hóa. Chứng háu ăn, chán ăn hay ăn uống không đều bữa có thể gây nên tình trạng dư thừa acid từ dạ dày, trào ngược và có thể ăn mòn men răng.
Nấm miệng và HIV. Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể hình thành nấm miệng, mụn nước, lở loét trong miệng và lưỡi. Người nhiễm HIV/AIDS cũng có thể bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, khiến cho hoạt động ăn, uống, nuốt hay nói chuyện trở nên khó khăn.
Răng nướu và viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có khả năng bị bệnh nướu thấp hơn so với những người không bị bệnh này. Nguyên nhân là do bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp có thể khó khăn trong việc dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng. Mặt khác, điều trị viêm nướu răng cũng có thể làm giảm đau và viêm khớp.
Mất răng và bệnh thận. Nghiên cứu cho thấy những người lớn không có răng có thể bị bệnh thận mãn tính so với những người bình thường có răng. Do đó, chăm sóc răng miệng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính.
Nướu răng và thai nhi. Nếu bạn mắc bệnh nướu răng khi đang mang thai, em bé sinh ra nhiều khả năng bị sinh non hoặc thiếu cân.
Một hàm răng khỏe mạnh với nướu màu hồng. Luôn thực hành vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên khám nha khoa và tránh hút thuốc lá.
Vi khuẩn gây bệnh răng nướu có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch, tiểu đường và những phản ứng viêm nguy hiểm cho cơ thể.
Vi khuẩn răng miệng có thể gây bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người bị bệnh nướu răng có nhiều khả năng bị bệnh tim hơn so với những người khỏe mạnh. Giả thuyết được đưa ra rằng, khi răng nướu bị tấn công, vi khuẩn từ miệng đi vào máu, gây nên những phản ứng viêm và có thể gây nên đau tim.
Nướu răng và bệnh tiểu đường. Bệnh nướu răng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng đối vớí những bệnh nhân vừa bệnh nướu răng và tiểu đường kiểm soát được sự nhiễm trùng nướu sẽ giúp kiểm soát đuờng máu.
Khô miệng và lưỡi có thể dẫn đến sâu răng. Chứng khô miệng hay còn gọi là Sjogren, khiến cho cơ thể không thể tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt có tác dụng cực kỳ quan trọng, giúp bảo vệ răng và nướu, chống vi khuẩn, do đó, khô miệng dễ dẫn đến sâu răng và các bệnh nướu răng.
Thuốc cũng có thể gây ra khô miệng. Các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, chống trầm cảm...có thể gây khô miệng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và tìm hiểu xem thuốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng.
Căng thẳng tạo ra lượng hormone Cortisol lớn tàn phá nướu răng. Căng thẳng cũng dẫn đến thói quen chăm sóc răng miệng giảm, hơn 50% số người không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên khi stress. Căng thằng cũng dẫn đến các thói quen có hại cho răng miệng như hút thuốc lá, uống rượu hay nghiến răng...
Loãng xương và gãy răng. Cơ thể bạn bị loãng xương, bao gồm cả xương hàm có thể gây ra hiện tượng gãy răng, nếu nặng hơn có thể phá vỡ xương quai hàm hoặc hoại tử xương.
Nướu màu nhạt và bệnh thiếu máu. Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không đủ tế bào hồng cầu, hoặc các tế bào hồng cầu không chứa đủ hemoglobin, kết quả là cơ thể bạn không nhậ đủ oxy, do đó, gây nên tình trạng nướu bị màu nhạt hoặc xanh.
Ăn mòn men răng và rối loạn tiêu hóa. Chứng háu ăn, chán ăn hay ăn uống không đều bữa có thể gây nên tình trạng dư thừa acid từ dạ dày, trào ngược và có thể ăn mòn men răng.
Nấm miệng và HIV. Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể hình thành nấm miệng, mụn nước, lở loét trong miệng và lưỡi. Người nhiễm HIV/AIDS cũng có thể bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, khiến cho hoạt động ăn, uống, nuốt hay nói chuyện trở nên khó khăn.
Răng nướu và viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có khả năng bị bệnh nướu thấp hơn so với những người không bị bệnh này. Nguyên nhân là do bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp có thể khó khăn trong việc dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng. Mặt khác, điều trị viêm nướu răng cũng có thể làm giảm đau và viêm khớp.
Mất răng và bệnh thận. Nghiên cứu cho thấy những người lớn không có răng có thể bị bệnh thận mãn tính so với những người bình thường có răng. Do đó, chăm sóc răng miệng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính.
Nướu răng và thai nhi. Nếu bạn mắc bệnh nướu răng khi đang mang thai, em bé sinh ra nhiều khả năng bị sinh non hoặc thiếu cân.
Một hàm răng khỏe mạnh với nướu màu hồng. Luôn thực hành vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên khám nha khoa và tránh hút thuốc lá.