Nghẹn là một triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản, biểu hiện bằng nuốt khó khăn hoặc đột ngột khó thở, ho dữ dội. Hiện tượng nghẹn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều nhất ở người cao tuổi. Trường hợp người nghẹn bất tỉnh, để họ nằm nghiêng, lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, sau đó tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên người nghẹn, thục nhẹ 4 cái hướng vào trong và lên trên sẽ tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, thông đường thở. Trường hợp bị nghẹn vẫn tỉnh táo. Hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Gắng sức ho mạnh. Khi ho, sẽ tạo ra dòng không khí để đẩy thức ăn ra ngoài đường qua hô hấp và tạo được kẽ hở để người già có thể thở được. Nếu người bị nghẹn không thể tự ho, bạn hãy đứng phía sau lưng họ và dùng khuỷu tay đập mạnh vài cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Ngoài các cách cấp cứu nêu trên, có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Khi đã dùng hết mọi cách mà vẫn chưa cứu được, phải tích cực ép ngực, làm hô hấp nhân tạo. Nếu thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh trôi, bánh gatô... thì ngoài cách cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể cứu sống được nạn nhân. Nếu người bị nghẹn chỉ ở một mình, không có người trợ giúp nên bình tĩnh đối mặt với cơn nghẹn. Nắm chặt hai tay vòng trước ngực và tự đấm vào vùng dưới ngực. Nhìn xem nếu có chiếc ghế nào gần đó thì cúi gập bụng theo thành ghế để thức ăn có thể dâng lên cổ và khí có đường lưu thông. Để tránh tình trạng nghẹn, người cao tuổi nên ăn chậm, nhai kỹ. Trong bữa ăn cũng nên tập trung ăn, tránh nói chuyện và mải mê suy nghĩ. Người cao tuổi không nên mang những buồn phiền bực dọc vào bữa ăn, tránh những đồ ăn cứng khó nuốt.
Nghẹn là một triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản, biểu hiện bằng nuốt khó khăn hoặc đột ngột khó thở, ho dữ dội. Hiện tượng nghẹn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều nhất ở người cao tuổi.
Trường hợp người nghẹn bất tỉnh, để họ nằm nghiêng, lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, sau đó tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên người nghẹn, thục nhẹ 4 cái hướng vào trong và lên trên sẽ tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, thông đường thở.
Trường hợp bị nghẹn vẫn tỉnh táo. Hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Gắng sức ho mạnh. Khi ho, sẽ tạo ra dòng không khí để đẩy thức ăn ra ngoài đường qua hô hấp và tạo được kẽ hở để người già có thể thở được. Nếu người bị nghẹn không thể tự ho, bạn hãy đứng phía sau lưng họ và dùng khuỷu tay đập mạnh vài cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.
Ngoài các cách cấp cứu nêu trên, có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Khi đã dùng hết mọi cách mà vẫn chưa cứu được, phải tích cực ép ngực, làm hô hấp nhân tạo.
Nếu thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh trôi, bánh gatô... thì ngoài cách cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể cứu sống được nạn nhân.
Nếu người bị nghẹn chỉ ở một mình, không có người trợ giúp nên bình tĩnh đối mặt với cơn nghẹn. Nắm chặt hai tay vòng trước ngực và tự đấm vào vùng dưới ngực. Nhìn xem nếu có chiếc ghế nào gần đó thì cúi gập bụng theo thành ghế để thức ăn có thể dâng lên cổ và khí có đường lưu thông.
Để tránh tình trạng nghẹn, người cao tuổi nên ăn chậm, nhai kỹ. Trong bữa ăn cũng nên tập trung ăn, tránh nói chuyện và mải mê suy nghĩ. Người cao tuổi không nên mang những buồn phiền bực dọc vào bữa ăn, tránh những đồ ăn cứng khó nuốt.