Khí hậu ẩm thấp và thất thường lúc giao mùa gây nguy cơ nhiều bệnh như cảm cúm, ngộ độc thực phẩm, kiết lỵ, tiêu chảy và dịch tả. Độ ẩm cao trong không khí khiến sức đề kháng của hệ thống tiêu hóa ở mức thấp nhất. Trong khi đó, thời tiết này khiến các vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng. Sau đây là các món ăn nên tránh trong thời tiết này
Cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong. Bệnh thường phát sinh và lây lan rất nhanh khi khí hậu ẩm, nóng như lúc chuyển mùa.Khí hậu ẩm thấp còn là tác nhân khiến nhiều bộ phận cơ thể bị nhiễm nấm (như tóc và các kẽ chân, tay…). Candida, một loại nấm, luôn luôn hiện diện trên da. Nếu tiếp xúc với nước liên tục, da càng có “cơ hội” nhiễm trùng. Thường bệnh rất khó phòng tránh ở ở các vùng cơ thể ẩm ướt như các kẽ chân, vùng háng, các nếp gấp ở vùng bụng và dưới hoặc giữa ngực. Mồ hôi quá nhiều trong thời tiết này cũng có thể gây nhiễm nấm.
Hậu quả của thời tiết nóng ẩm là sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da đầu. Da đầu có thể bị nhiễm trùng, gây ngứa và đau đớn, mọc mụn nhọt… Các mảng tóc bị rụng đi do nhiễm nấm. Không chỉ vậy, gàu cũng trở nên trầm trọng trong mùa này, gây ngứa và rụng tóc.
Da của chúng ta cũng trở nên nhạy cảm trong thời tiết này. Côn trùng như muỗi, kiến ba khoang, dĩn… sinh trưởng rất nhanh chóng và da là mục tiêu tấn công đầu tiên của chúng.
Các giải pháp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trong giai đoạn này là kết hợp giữa ăn uống khoa học với giữ vệ sinh môi trường và cơ thể: Tránh ăn ngoài đường, nơi chứa vi khuẩn rất nhiều; Uống sữa chứa bơ giúp cải thiện tiêu hóa (nhưng ăn ít thực phẩm chứa dầu); Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước lọc, đun sôi; Nguồn nước rửa thực phẩm phải là nước sạch; Rửa và nấu thức ăn thật kỹ trước khi đưa vào miệng. Quan trọng nhất là rửa tay với xà phòng và nước sạch liên tục sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn...
...
... Ăn những thức ăn nhẹ như rau, hoa quả và ngũ cốc, và tránh quá nhiều thịt hoặc cá. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là những người có chứa Vitamin C.
... Các thực phẩm hay gia vị cũng rất tốt vì giúp kháng khuẩn cho cơ thể như khổ qua, húng quế, cà ri, nghệ, hành, tỏi, gừng...
Đối với cơ thể, giữ khô ráo là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm nấm nào. Luôn lau khô cơ thể khi bị ướt nước mưa hoặc mồ hôi. Gội đầu thường xuyên và giữ cho tóc càng khô càng tốt. Nếu tóc của bạn được tiếp xúc với mưa mỗi ngày, bạn thậm chí có thể gội đầu hàng ngày với dầu gội nhẹ. Tuy nhiên, khi bạn nhiễm nấm, cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Đối với môi trường sống, dọn sạch mọi vũng nước quanh và trong nhà (kể cả các vỏ chai, lọ, nắp chai… cũ) để tránh muỗi sinh sản, mang mầm mống bệnh sốt xuất huyết.
Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để tự bảo vệ cơ thể khỏi côn trùng. Mắc màn khi đi ngủ hoặc lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ.
Nếu bạn hoặc người thân bị sốt hai ngày trở lên, kèm phát ban, đau cơ, mắt và khớp nghiêm trọng, cần lập tức tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế.
Khí hậu ẩm thấp và thất thường lúc giao mùa gây nguy cơ nhiều bệnh như cảm cúm, ngộ độc thực phẩm, kiết lỵ, tiêu chảy và dịch tả. Độ ẩm cao trong không khí khiến sức đề kháng của hệ thống tiêu hóa ở mức thấp nhất. Trong khi đó, thời tiết này khiến các vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng. Sau đây là các món ăn nên tránh trong thời tiết này
Cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong. Bệnh thường phát sinh và lây lan rất nhanh khi khí hậu ẩm, nóng như lúc chuyển mùa.
Khí hậu ẩm thấp còn là tác nhân khiến nhiều bộ phận cơ thể bị nhiễm nấm (như tóc và các kẽ chân, tay…). Candida, một loại nấm, luôn luôn hiện diện trên da. Nếu tiếp xúc với nước liên tục, da càng có “cơ hội” nhiễm trùng. Thường bệnh rất khó phòng tránh ở ở các vùng cơ thể ẩm ướt như các kẽ chân, vùng háng, các nếp gấp ở vùng bụng và dưới hoặc giữa ngực. Mồ hôi quá nhiều trong thời tiết này cũng có thể gây nhiễm nấm.
Hậu quả của thời tiết nóng ẩm là sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da đầu. Da đầu có thể bị nhiễm trùng, gây ngứa và đau đớn, mọc mụn nhọt… Các mảng tóc bị rụng đi do nhiễm nấm. Không chỉ vậy, gàu cũng trở nên trầm trọng trong mùa này, gây ngứa và rụng tóc.
Da của chúng ta cũng trở nên nhạy cảm trong thời tiết này. Côn trùng như muỗi, kiến ba khoang, dĩn… sinh trưởng rất nhanh chóng và da là mục tiêu tấn công đầu tiên của chúng.
Các giải pháp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trong giai đoạn này là kết hợp giữa ăn uống khoa học với giữ vệ sinh môi trường và cơ thể: Tránh ăn ngoài đường, nơi chứa vi khuẩn rất nhiều; Uống sữa chứa bơ giúp cải thiện tiêu hóa (nhưng ăn ít thực phẩm chứa dầu); Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước lọc, đun sôi; Nguồn nước rửa thực phẩm phải là nước sạch; Rửa và nấu thức ăn thật kỹ trước khi đưa vào miệng. Quan trọng nhất là rửa tay với xà phòng và nước sạch liên tục sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn...
...
... Ăn những thức ăn nhẹ như rau, hoa quả và ngũ cốc, và tránh quá nhiều thịt hoặc cá. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là những người có chứa Vitamin C.
... Các thực phẩm hay gia vị cũng rất tốt vì giúp kháng khuẩn cho cơ thể như khổ qua, húng quế, cà ri, nghệ, hành, tỏi, gừng...
Đối với cơ thể, giữ khô ráo là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm nấm nào. Luôn lau khô cơ thể khi bị ướt nước mưa hoặc mồ hôi. Gội đầu thường xuyên và giữ cho tóc càng khô càng tốt. Nếu tóc của bạn được tiếp xúc với mưa mỗi ngày, bạn thậm chí có thể gội đầu hàng ngày với dầu gội nhẹ. Tuy nhiên, khi bạn nhiễm nấm, cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Đối với môi trường sống, dọn sạch mọi vũng nước quanh và trong nhà (kể cả các vỏ chai, lọ, nắp chai… cũ) để tránh muỗi sinh sản, mang mầm mống bệnh sốt xuất huyết.
Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để tự bảo vệ cơ thể khỏi côn trùng. Mắc màn khi đi ngủ hoặc lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ.
Nếu bạn hoặc người thân bị sốt hai ngày trở lên, kèm phát ban, đau cơ, mắt và khớp nghiêm trọng, cần lập tức tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế.