Bệnh về hô hấp. Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong điều kiện thời tiết như vậy, người già rất dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen… đặc biệt là với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Vì vậy việc giữ phòng ngủ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè là những biện pháp phòng tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi. Hạ thân nhiệt đột ngột. Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa. Người già và những người có nguy cơ đột qụy cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh bị gió lạnh ập vào người khi cửa mở. Hãy giữ chế độ sinh hoạt hợp lí, tình cảm tâm lí ổn định. Tránh những xúc động hay chấn thương quá mức hoặc căng thẳng, stress… để thích ứng với môi trường, giảm bớt nguy cơ đột qụy. Bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với người cao tuổi sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm. Bệnh viêm đường ruột Norovirus. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất. Người khi bị bệnh này thường nôn mửa và tiêu chảy, vậy nên phải uống thật nhiều nước để tránh mất nước. Bệnh xương khớp. Thời tiết giá lạnh, với người già thì các bệnh về xương khớp cũng luôn luôn rình rập đối với họ, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Chính thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Nhồi máu cơ tim. Phổ biến trong mùa đông do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể. Có thể do những cơn gió lạnh táp vào cơ thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên tim, khiến nó phải làm việc cường độ cao hơn khi trời lạnh. Trong trường hợp này, nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 21 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay. Viêm phổi. Viêm phổi ở người già khỏe mạnh đã nguy hiểm, viêm phổi ở người già có bệnh mùa lạnh càng nguy hiểm hơn vì khả nǎng chống đỡ với lạnh ở người già rất kém. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng vào mùa này.Hãy phòng giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa, tǎng cường sự chǎm sóc, nuôi dưỡng, nâng đỡ cơ thể cho người già, chữa trị bằng các thuốc có hiệu quả cao.
Bệnh về hô hấp. Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong điều kiện thời tiết như vậy, người già rất dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen… đặc biệt là với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Vì vậy việc giữ phòng ngủ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè là những biện pháp phòng tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
Hạ thân nhiệt đột ngột. Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa.
Người già và những người có nguy cơ đột qụy cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh bị gió lạnh ập vào người khi cửa mở. Hãy giữ chế độ sinh hoạt hợp lí, tình cảm tâm lí ổn định. Tránh những xúc động hay chấn thương quá mức hoặc căng thẳng, stress… để thích ứng với môi trường, giảm bớt nguy cơ đột qụy.
Bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với người cao tuổi sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm.
Bệnh viêm đường ruột Norovirus. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất. Người khi bị bệnh này thường nôn mửa và tiêu chảy, vậy nên phải uống thật nhiều nước để tránh mất nước.
Bệnh xương khớp. Thời tiết giá lạnh, với người già thì các bệnh về xương khớp cũng luôn luôn rình rập đối với họ, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay.
Chính thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhồi máu cơ tim. Phổ biến trong mùa đông do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể. Có thể do những cơn gió lạnh táp vào cơ thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên tim, khiến nó phải làm việc cường độ cao hơn khi trời lạnh. Trong trường hợp này, nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 21 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
Viêm phổi. Viêm phổi ở người già khỏe mạnh đã nguy hiểm, viêm phổi ở người già có bệnh mùa lạnh càng nguy hiểm hơn vì khả nǎng chống đỡ với lạnh ở người già rất kém. Quá nửa số tử vong của người già trong nǎm là vào mùa lạnh, hầu hết số tai biến do bệnh tật gây ra cũng vào mùa này.
Hãy phòng giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa, tǎng cường sự chǎm sóc, nuôi dưỡng, nâng đỡ cơ thể cho người già, chữa trị bằng các thuốc có hiệu quả cao.