Nước trên mặt trăng là từ... Trái đất

Google News

(Kiến Thức) - Mẩu đá có xuất xứ từ Mặt trăng được các nhà du hành Mỹ mang về, chứa những giọt nước có thành phần hóa học giống hệt nước trên Trái đất.

Phát hiện này đã làm sáng tỏ hơn bức tranh về “người láng giềng” của Trái đất. Trước đây , Mặt trăng được cho là một hành tinh khô cằn, nhưng hiện giờ nó lại được công nhận là một hành tinh đá băng giá, có chứa nước.

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học tiến hành phân tích rất nhiều mẫu vật đá, trong đó có những hòn đá xanh mà tàu Apollo 15 đem về vào năm 1971, và một hòn đá màu vàng do Apollp17 đem về năm 1972.

Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu những giọt nhỏ trong những mẩu đá có nguồn gốc từ một ngọn núi lửa. Những giọt này được giữ trong những tinh thể của hòn đá. Các tinh thể này bảo vệ những giọt nhỏ khỏi sức mạnh của vụ nổ.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm được bằng chứng chứng minh rằng trong giọt nhỏ là nước, nhưng phải đến nghiên cứu gần đây nhất họ mới khẳng định nước trên Mặt trăng giống hệt nước ở Trái đất.

 Nước trên Mặt trăng có thành phần hóa học giống hệt nước trên Trái đất.

Hầu hết nước trên Trái đất đến từ những thiên thạch gọi là thạch carbon, khi nó đang ở giai đoạn hình thành.

Theo một giả thuyết được nhiều người ủng hộ, Mặt trăng được tạo thành sau Trái Đất. Nó mới chỉ được tạo thành 4,5 tỉ năm trước, từ những đám bụi tro nóng được giải phóng khi một hành tinh có kích thước sao Hỏa va vào Trái đất.

Phát hiện mới nhất cho thấy Trái đất khá ẩm ướt khi Mặt trăng được hình thành, và sức nóng của vụ va chạm đã không làm bốc hơi hết nước. “Một ít nước đã “sống sót” sau vụ nổ và đó là lý do chúng ta thấy được nước trên Mặt trăng”- nhà địa chất học Alberto Saal, thuộc đại học Brown cho hay.

Nước được hình thành ở những nơi cách xa mặt trời sẽ có chứa nhiều deuterium, có chất đồng vị nặng của hydro hơn so với nước được tạo thành ở những nơi gần Mặt trời.

Khi nghiên cứu, nhóm của Saal nhận thấy, tỉ lệ deuterium/hydro là khá thấp và nó trùng với tỉ lệ của nước được hình thành trên các thiên thạch carbon.

“Nước trên Mặt trăng và trên Trái đất đến từ cùng một nguồn”-Saal nói.

Các thiên thạch Carbon được hình thành trên vòng đai thiên thạch gần sao Mộc và là một trong những thứ có tuổi đời lớn nhất trong hệ Mặt trời.

“Phát hiện mới có thể là bằng chứng cho thấy thiên thạch carbon đã va vào Trái đất, Mặt trăng và có thể là toàn bộ hành tinh thuộc hệ Mặt trời”- Erik Hauri, thuộc Viện nghiên cứu Carnegie, Washington, Mỹ đồng tác giả của nghiên cứu công trình này.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC  NHIỀU:
Hiền Thảo (theo The Guardian)

Bình luận(0)