Theo hãng thông tấn tvzvezda của Nga, nhiều khả năng trong năm nay Quân đội Nga sẽ thông qua kế hoạch đưa vào trang bị mẫu súng phóng lựu AGS-40 "Balkan". Nó sẽ dần thay thế cho người tiền nhiệm của mình là AGS-17 vốn phục vụ từ năm 1970 cho tới nay. Nguồn ảnh: mareeva-irina.Tuy cùng được phát triển vào đầu những năm 1990 nhưng AGS-30 lại được đưa vào trang bị trước, trong khi đó AGS-40 phải đợi đến tận năm 2008 mới được đưa vào sản xuất thử nghiệm và mãi tận đến năm nay Quân đội Nga mới có kế hoạch đưa vào trang bị mẫu súng phóng lựu này. Nguồn ảnh: mareeva-irina.Một trong những nguyên nhân chính khiến súng phóng lựu AGS-40 khó được chấp nhận chính là việc nó sử dụng đạn 40mm thay vì 30mm như AGS-30 hay AGS-17, bên cạnh đó sau khi Liên Xô sụp đổ Cục thiết kế NPO "Pribor" nơi chế tạo AGS-40 hầu như không có đủ nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện mẫu súng phóng lựu tự động này. Nguồn ảnh: mareeva-irina.Theo Tổng giám đốc của NPO "Pribor" Yury Nabokov cho biết, việc Quân đội Nga lên kế hoạch đưa vào trang bị AGS-40 được xem là bước đi cần thiết nhằm cải thiện sức mạnh hỏa lực của các đơn vị bộ binh Nga trong khi các mẫu súng phóng lựu AGS tiền nhiệm đang dần trở nên lỗi thời. Nguồn ảnh: Alexey Ivanov.Không chỉ cải thiện độ chính xác hay tăng tầm bắn, sức mạnh hỏa lực của AGS-40 còn được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với AGS-30. Tạo nên điều này chính là nhờ vào mẫu đạn 40mm 7P39 được NPO "Pribor" phát triển dành riêng cho AGS-40 giúp nó phù hợp hơn trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Alexey Ivanov.Trọng lượng chiến đấu của AGS-40 là 32kg và không quá 16kg khi tháo hộp tiếp đạn, chiều dài cơ sở của nòng súng là 400mm. Nó được trang bị một hộp tiếp đạn 20 viên với kíp chiến đấu từ 1-2 binh sĩ. Nguồn ảnh: mareeva-irina.Tốc độ bắn của AGS-40 lên đến 400 phát/phút với sơ tốc đầu nòng 240m/s, phía NPO "Pribor" cam kết mẫu súng phóng lựu này có vòng đời không thấp hơn 4.000 phát bắn và nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện tác chiến khắc nghiệt nhất. Nguồn ảnh: mareeva-irina.Tầm bắn tối đa của AGS-40 là 2.500m cao hơn hẳn so với một số mẫu súng phóng lựu của Phương Tây từ 300-500m, tuy nhiên nó cũng có điểm trừ khi chỉ được trang bị kính ngắm quang học PAG-17 vốn đã khá lỗi thời và được sử dụng trên AGS-17 cho đến nay. Nguồn ảnh: defendingrussia.ru.Giống như tiền nhiệm của mình, AGS-40 cũng có thể được triển trên nhiều nền tảng phương tiện cơ giới khác nhau kể cả trực thăng. Mục tiêu chính của nó vẫn là lực lượng bộ binh, các công sự phòng thủ và phương tiện cơ giới của đối phương. Trong ảnh là nguyên mẫu đạn 40mm 7P39 của AGS-40 cũng do NPO "Pribor" phát triển. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.
Theo hãng thông tấn tvzvezda của Nga, nhiều khả năng trong năm nay Quân đội Nga sẽ thông qua kế hoạch đưa vào trang bị mẫu súng phóng lựu AGS-40 "Balkan". Nó sẽ dần thay thế cho người tiền nhiệm của mình là AGS-17 vốn phục vụ từ năm 1970 cho tới nay. Nguồn ảnh: mareeva-irina.
Tuy cùng được phát triển vào đầu những năm 1990 nhưng AGS-30 lại được đưa vào trang bị trước, trong khi đó AGS-40 phải đợi đến tận năm 2008 mới được đưa vào sản xuất thử nghiệm và mãi tận đến năm nay Quân đội Nga mới có kế hoạch đưa vào trang bị mẫu súng phóng lựu này. Nguồn ảnh: mareeva-irina.
Một trong những nguyên nhân chính khiến súng phóng lựu AGS-40 khó được chấp nhận chính là việc nó sử dụng đạn 40mm thay vì 30mm như AGS-30 hay AGS-17, bên cạnh đó sau khi Liên Xô sụp đổ Cục thiết kế NPO "Pribor" nơi chế tạo AGS-40 hầu như không có đủ nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện mẫu súng phóng lựu tự động này. Nguồn ảnh: mareeva-irina.
Theo Tổng giám đốc của NPO "Pribor" Yury Nabokov cho biết, việc Quân đội Nga lên kế hoạch đưa vào trang bị AGS-40 được xem là bước đi cần thiết nhằm cải thiện sức mạnh hỏa lực của các đơn vị bộ binh Nga trong khi các mẫu súng phóng lựu AGS tiền nhiệm đang dần trở nên lỗi thời. Nguồn ảnh: Alexey Ivanov.
Không chỉ cải thiện độ chính xác hay tăng tầm bắn, sức mạnh hỏa lực của AGS-40 còn được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với AGS-30. Tạo nên điều này chính là nhờ vào mẫu đạn 40mm 7P39 được NPO "Pribor" phát triển dành riêng cho AGS-40 giúp nó phù hợp hơn trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Alexey Ivanov.
Trọng lượng chiến đấu của AGS-40 là 32kg và không quá 16kg khi tháo hộp tiếp đạn, chiều dài cơ sở của nòng súng là 400mm. Nó được trang bị một hộp tiếp đạn 20 viên với kíp chiến đấu từ 1-2 binh sĩ. Nguồn ảnh: mareeva-irina.
Tốc độ bắn của AGS-40 lên đến 400 phát/phút với sơ tốc đầu nòng 240m/s, phía NPO "Pribor" cam kết mẫu súng phóng lựu này có vòng đời không thấp hơn 4.000 phát bắn và nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện tác chiến khắc nghiệt nhất. Nguồn ảnh: mareeva-irina.
Tầm bắn tối đa của AGS-40 là 2.500m cao hơn hẳn so với một số mẫu súng phóng lựu của Phương Tây từ 300-500m, tuy nhiên nó cũng có điểm trừ khi chỉ được trang bị kính ngắm quang học PAG-17 vốn đã khá lỗi thời và được sử dụng trên AGS-17 cho đến nay. Nguồn ảnh: defendingrussia.ru.
Giống như tiền nhiệm của mình, AGS-40 cũng có thể được triển trên nhiều nền tảng phương tiện cơ giới khác nhau kể cả trực thăng. Mục tiêu chính của nó vẫn là lực lượng bộ binh, các công sự phòng thủ và phương tiện cơ giới của đối phương. Trong ảnh là nguyên mẫu đạn 40mm 7P39 của AGS-40 cũng do NPO "Pribor" phát triển. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.