Để làm bưởi hồ lô phục vụ thị trường Tết, ngoài chăm cây khỏe, ra trái đều, nhà vườn sẽ chọn những trái đẹp, không tì vết để đưa vào khuôn ép thành hình hồ lô. Những quả bưởi non khi mới bằng nắm tay sẽ được nhà vườn chọn và bắt đầu uốn nắn, định hình, cho vào khuôn. Quá trình tạo hình hồ lô phải mất từ 4-5 tháng mới cho ra sản phẩm đẹp mắt, nên ngay từ tháng 8, tháng 9 âm lịch, việc "nặn" bưởi hồ lô đã được nhà vườn thực hiện. Còn đối với dưa hấu Tết, do đặc thù là loại trái có thời gian sinh trưởng ngắn nên thời điểm này nông dân miền Tây mới bắt đầu cải tạo đất chuẩn bị xuống giống. Ông Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, người đầu tiên tạo hình thành công loại dưa hấu vuông, dưa hấu hình ô tô... cho biết, Tết năm nay, gia đình ông dự kiến chuẩn bị khoảng 100 cặp dưa hấu hình vuông, 500 cặp dưa thỏi vàng. Theo ông Liêm, dưa hấu trồng khoảng 2 tháng 15 ngày có thể thu hoạch. Để tạo dáng cho quả dưa theo ý muốn thì khi xuống giống khoảng 25 ngày, lúc dưa bắt đầu ra trái, ông đã chọn quả, cho vào khuôn, tạo dáng dần dần. Theo ông Liêm, chưa thể khẳng định trước giá cả thời điểm này, nhưng mức giá bán các loại dưa tạo hình Tết năm nay sẽ không tăng cao hơn so với năm ngoái. Ông dự kiến giá bán dưa hấu thỏi vàng loại 1,7 kg cũng sẽ ở mức 3 triệu đồng mỗi cặp. Còn loại dưa hình thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” bằng lối viết thư pháp nổi lên bề mặt trái thì giá mỗi cặp cũng ở mức khoảng 3,5 triệu. Dưa hấu vuông loại 1,7 kg khoảng 1,3 triệu đồng/cặp; loại trên 2 kg quanh mức 1,7 đến 2 triệu/cặp. Riêng với loại dưa tròn truyền thống chưng bàn thờ, các vùng trồng dưa của miền Tây cũng đang chuẩn bị cây giống, chờ ngày đưa ra ruộng. Do nhu cầu của thị trường các năm trước rất lớn nên nhiều nhà vườn ở Sa Đéc – Đồng Tháp năm nay đua nhau trồng đu đủ kiểng trong chậu để bán Tết. Với xoài cát Hòa Lộc, vì là mùa nghịch vụ nên các nhà vườn trồng xoài cũng đang "canh" cho trái ra đúng dịp bán Tết. Xoài bán vào dịp này giá rất cao, nên việc chăm sóc, đầu tư của nhà vườn cho vụ này cũng không hề nhỏ.Nhà vườn Lê Văn Liệt, ở huyện Chợ Lách – Bến Tre đang trồng 5 công giống mãng cầu gai. Ông cũng cho biết, hiện mình đang xử lý để cây ra trái chín đúng dịp Tết. Riêng giống mãng cầu ta (na) vào dịp Tết rất hiếm, nên năm nay các nhà vườn ở Tiền Giang từ thời điểm này đã chuẩn bị can thiệp cho cây ra bông. Tuy nhiên, do "canh" loại trái này khó khăn hơn so với một số cây thông thường khác nên không nhiều hộ đầu tư. Một số nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung – Đồng Tháp cho biết, đã cho quýt ra trái sớm để có thể bán trước Tết khoảng 1 tháng, tránh không bị ép giá khi cả vùng cùng đồng loạt thu hoạch. Ngoài bán thông thường, một số nhà vườn cũng trồng quýt hồng vào chậu theo đơn đặt hàng của các vườn kiểng, với giá bán từ 200.000 -500.000 đồng/chậu.
Để làm bưởi hồ lô phục vụ thị trường Tết, ngoài chăm cây khỏe, ra trái đều, nhà vườn sẽ chọn những trái đẹp, không tì vết để đưa vào khuôn ép thành hình hồ lô.
Những quả bưởi non khi mới bằng nắm tay sẽ được nhà vườn chọn và bắt đầu uốn nắn, định hình, cho vào khuôn.
Quá trình tạo hình hồ lô phải mất từ 4-5 tháng mới cho ra sản phẩm đẹp mắt, nên ngay từ tháng 8, tháng 9 âm lịch, việc "nặn" bưởi hồ lô đã được nhà vườn thực hiện.
Còn đối với dưa hấu Tết, do đặc thù là loại trái có thời gian sinh trưởng ngắn nên thời điểm này nông dân miền Tây mới bắt đầu cải tạo đất chuẩn bị xuống giống.
Ông Trần Thanh Liêm ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, người đầu tiên tạo hình thành công loại dưa hấu vuông, dưa hấu hình ô tô... cho biết, Tết năm nay, gia đình ông dự kiến chuẩn bị khoảng 100 cặp dưa hấu hình vuông, 500 cặp dưa thỏi vàng. Theo ông Liêm, dưa hấu trồng khoảng 2 tháng 15 ngày có thể thu hoạch. Để tạo dáng cho quả dưa theo ý muốn thì khi xuống giống khoảng 25 ngày, lúc dưa bắt đầu ra trái, ông đã chọn quả, cho vào khuôn, tạo dáng dần dần.
Theo ông Liêm, chưa thể khẳng định trước giá cả thời điểm này, nhưng mức giá bán các loại dưa tạo hình Tết năm nay sẽ không tăng cao hơn so với năm ngoái. Ông dự kiến giá bán dưa hấu thỏi vàng loại 1,7 kg cũng sẽ ở mức 3 triệu đồng mỗi cặp. Còn loại dưa hình thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” bằng lối viết thư pháp nổi lên bề mặt trái thì giá mỗi cặp cũng ở mức khoảng 3,5 triệu. Dưa hấu vuông loại 1,7 kg khoảng 1,3 triệu đồng/cặp; loại trên 2 kg quanh mức 1,7 đến 2 triệu/cặp.
Riêng với loại dưa tròn truyền thống chưng bàn thờ, các vùng trồng dưa của miền Tây cũng đang chuẩn bị cây giống, chờ ngày đưa ra ruộng.
Do nhu cầu của thị trường các năm trước rất lớn nên nhiều nhà vườn ở Sa Đéc – Đồng Tháp năm nay đua nhau trồng đu đủ kiểng trong chậu để bán Tết.
Với xoài cát Hòa Lộc, vì là mùa nghịch vụ nên các nhà vườn trồng xoài cũng đang "canh" cho trái ra đúng dịp bán Tết. Xoài bán vào dịp này giá rất cao, nên việc chăm sóc, đầu tư của nhà vườn cho vụ này cũng không hề nhỏ.
Nhà vườn Lê Văn Liệt, ở huyện Chợ Lách – Bến Tre đang trồng 5 công giống mãng cầu gai. Ông cũng cho biết, hiện mình đang xử lý để cây ra trái chín đúng dịp Tết.
Riêng giống mãng cầu ta (na) vào dịp Tết rất hiếm, nên năm nay các nhà vườn ở Tiền Giang từ thời điểm này đã chuẩn bị can thiệp cho cây ra bông. Tuy nhiên, do "canh" loại trái này khó khăn hơn so với một số cây thông thường khác nên không nhiều hộ đầu tư.
Một số nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung – Đồng Tháp cho biết, đã cho quýt ra trái sớm để có thể bán trước Tết khoảng 1 tháng, tránh không bị ép giá khi cả vùng cùng đồng loạt thu hoạch.
Ngoài bán thông thường, một số nhà vườn cũng trồng quýt hồng vào chậu theo đơn đặt hàng của các vườn kiểng, với giá bán từ 200.000 -500.000 đồng/chậu.