Những ngày gần đây, rất đông người dân ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hồ hởi ra bãi biển Quỳnh Viên của xã để vớt sò lông trôi dạt vào bờ. Đây là dịp đánh bắt hải sản mang lại thu nhập hàng chục triệu cho ngư dân ở Thạch Hải. Ảnh: Dân Việt.Hàng năm vào khoảng từ tháng 10-12 âm lịch biển động, sóng cuộn dưới đáy lên cuốn theo ốc sò dạt vào bờ nhiều. Sò lông là hải sản có giá trị kinh tế cao người dân ở đây rất vui mừng và họ nói đây là “lộc biển” ban tặng. Những năm trước có gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ vớt sò lông dạt vào bờ này. Ảnh: Dân Việt.Ngư dân Nguyễn Văn Tâm, một người cao tuổi ở xã Thạch Hải chia sẻ trên Dân Việt: “Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, mỗi khi biển động, sò lông thường bị sóng cuốn vào bờ. Năm nay số lượng sò dạt vào số lượng lớn hàng chục tấn nên người dân rất hồ hởi ra vớt lên sơ chế để bán”. Ảnh: Dân Việt.Không chỉ sò dạt vào bờ mà ngư dân địa phương thời điểm này thu nhập cao nhờ đi thuyền ra biển cách bờ khoảng 3-5 hải lý cào sò lông. Trung bình mỗi ngày thu được 5-10 tấn. Ảnh: Dân Việt.Đào giun biển: Giun biển hay còn gọi là loài trùn biển sống dưới lớp cát bùn ở các cửa sông, nơi con nước ngọt - mặn giao nhau. Giun có nguồn dinh dưỡng cao, có giá trên thị trường nên nhiều người đổ xô săn tìm. Ảnh: Internet.Mỗi kg giun biển tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng, còn hàng khô là 800.000 đồng/kg. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun tươi. Lợi nhuận cao, khiến nhiều hộ dân ở các tỉnh đổ về Thừa Thiên - Huế khai thác giun biển. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.Thoạt nhìn, công việc đào trùn có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng thế, nhưng có thử đào mới biết công việc này chẳng hề đơn giản. Trùn biển rất nhanh, chỉ cần nghe động là di chuyển theo đường hầm được đào sẵn. Để bắt được trùn biển đòi hỏi phải có tay nghề cao. Ngoài việc nhanh tay thì phải đoán biết đường đi của trùn. Khi lôi trùn lên động tác phải mềm mại nếu không trùn sẽ bị đứt đoạn. Ảnh: Internet.Mùa “săn” giun biển một năm chỉ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8, khi mực nước triều hạ, lộ ra những vùng cát bãi bồi ven cửa phá, cửa biển. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun biển. Ảnh: Người Lao Động.Nghề cào nghêu diễn ra vào mùa nắng, cứ vào khoảng 13 giờ. Lúc bấy giờ, nước biển rút đi, những người dân ven các bãi biển ở TP Đà Nẵng rủ nhau đi cào nghêu. Ảnh: Báo Tin Tức.Dụng cụ chính để cào nghêu là cái cần cào. Đó là một đoạn tre đặc dài khoảng 2,5 m, đường kính 0,6 m. Đầu gốc được chẻ làm hai thanh, mỗi thanh được buộc vào cái cào bằng sắt mỏng hình chữ u mỏng khoảng 2 mm, dài 0,50 m và bề ngang khoảng 0,10 m. Ngay đoạn 1/3 thân cào (tính từ dưới lên) có một sợi dây to bản như cái nịt dùng để quàng qua hông người cào. Ảnh: Báo Tin Tức.Trung bình cứ mỗi chiều, mỗi người thu được 1-2 kg, giá mỗi ký 60.000 đồng. Nghề này rất vất vả vì phải dầm nước, phơi nắng và rất đau lưng vì phải kéo cần cào đi lùi. Con nghêu còn gọi là con ngao, là loại như con sò, có hai vỏ trắng, ruột mềm, sống ở ven cửa sông, cửa biển. Ảnh: Báo Tin Tức.Cào ngao cũng là một nghề gắn bó bao đời với người dân nơi miền chân sóng xã Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An). Từ sáng sớm người dân xóm 10, xã Diễn Thành đã ra biển để cào ngao. Ngao thường nằm sâu trong lòng cát, cách bề mặt hơn chiều dài ngón tay. Ảnh: Báo Nghệ An.Người ta bắt nghêu bằng một loại công cụ thô sơ tự chế. Một cán tre có chiều dài hơn 2 mét. Mùa ngao bắt đầu từ tháng 3 cho đến hết tháng 7 dương lịch. Sau một buổi sáng từ 5 giờ đến 10 giờ trưa người nạo ngao cũng kiếm được ít nhất trên 100.000 đồng. Những con ngao nhỏ nhà hàng không thu mua người cào ngao đưa về làm thức ăn trong gia đình hoặc bán lẻ ở các chợ. Ảnh: Báo Nghệ An.Tại Vũng Tàu, nghề câu tôm tích (tôm tít) khá được ưa chuộng. Đồ nghề câu tôm rất đơn giản: một cái muỗng, một sợi dây câu không có lưỡi câu, mồi câu là một con ốc nhỏ. Người đi câu tôm chỉ cần tìm được hang tôm, thả mồi xuống hang để bắt tôm. Ảnh: Internet.Không chỉ là nghề mưu sinh của người dân, nghề câu tôm còn được chọn lồng vào các tour du lịch đến Vũng Tàu. Khi những bãi biển sau thủy triều hở ra những bờ cát mịn, du khách có thể trải nghiệm cảm giác câu tôm tích thú vị. Ảnh: Internet.
Những ngày gần đây, rất đông người dân ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hồ hởi ra bãi biển Quỳnh Viên của xã để vớt sò lông trôi dạt vào bờ. Đây là dịp đánh bắt hải sản mang lại thu nhập hàng chục triệu cho ngư dân ở Thạch Hải. Ảnh: Dân Việt.
Hàng năm vào khoảng từ tháng 10-12 âm lịch biển động, sóng cuộn dưới đáy lên cuốn theo ốc sò dạt vào bờ nhiều. Sò lông là hải sản có giá trị kinh tế cao người dân ở đây rất vui mừng và họ nói đây là “lộc biển” ban tặng. Những năm trước có gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ vớt sò lông dạt vào bờ này. Ảnh: Dân Việt.
Ngư dân Nguyễn Văn Tâm, một người cao tuổi ở xã Thạch Hải chia sẻ trên Dân Việt: “Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, mỗi khi biển động, sò lông thường bị sóng cuốn vào bờ. Năm nay số lượng sò dạt vào số lượng lớn hàng chục tấn nên người dân rất hồ hởi ra vớt lên sơ chế để bán”. Ảnh: Dân Việt.
Không chỉ sò dạt vào bờ mà ngư dân địa phương thời điểm này thu nhập cao nhờ đi thuyền ra biển cách bờ khoảng 3-5 hải lý cào sò lông. Trung bình mỗi ngày thu được 5-10 tấn. Ảnh: Dân Việt.
Đào giun biển: Giun biển hay còn gọi là loài trùn biển sống dưới lớp cát bùn ở các cửa sông, nơi con nước ngọt - mặn giao nhau. Giun có nguồn dinh dưỡng cao, có giá trên thị trường nên nhiều người đổ xô săn tìm. Ảnh: Internet.
Mỗi kg giun biển tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng, còn hàng khô là 800.000 đồng/kg. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun tươi. Lợi nhuận cao, khiến nhiều hộ dân ở các tỉnh đổ về Thừa Thiên - Huế khai thác giun biển. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Thoạt nhìn, công việc đào trùn có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng thế, nhưng có thử đào mới biết công việc này chẳng hề đơn giản. Trùn biển rất nhanh, chỉ cần nghe động là di chuyển theo đường hầm được đào sẵn. Để bắt được trùn biển đòi hỏi phải có tay nghề cao. Ngoài việc nhanh tay thì phải đoán biết đường đi của trùn. Khi lôi trùn lên động tác phải mềm mại nếu không trùn sẽ bị đứt đoạn. Ảnh: Internet.
Mùa “săn” giun biển một năm chỉ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8, khi mực nước triều hạ, lộ ra những vùng cát bãi bồi ven cửa phá, cửa biển. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50.000 đồng. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg giun biển. Ảnh: Người Lao Động.
Nghề cào nghêu diễn ra vào mùa nắng, cứ vào khoảng 13 giờ. Lúc bấy giờ, nước biển rút đi, những người dân ven các bãi biển ở TP Đà Nẵng rủ nhau đi cào nghêu. Ảnh: Báo Tin Tức.
Dụng cụ chính để cào nghêu là cái cần cào. Đó là một đoạn tre đặc dài khoảng 2,5 m, đường kính 0,6 m. Đầu gốc được chẻ làm hai thanh, mỗi thanh được buộc vào cái cào bằng sắt mỏng hình chữ u mỏng khoảng 2 mm, dài 0,50 m và bề ngang khoảng 0,10 m. Ngay đoạn 1/3 thân cào (tính từ dưới lên) có một sợi dây to bản như cái nịt dùng để quàng qua hông người cào. Ảnh: Báo Tin Tức.
Trung bình cứ mỗi chiều, mỗi người thu được 1-2 kg, giá mỗi ký 60.000 đồng. Nghề này rất vất vả vì phải dầm nước, phơi nắng và rất đau lưng vì phải kéo cần cào đi lùi. Con nghêu còn gọi là con ngao, là loại như con sò, có hai vỏ trắng, ruột mềm, sống ở ven cửa sông, cửa biển. Ảnh: Báo Tin Tức.
Cào ngao cũng là một nghề gắn bó bao đời với người dân nơi miền chân sóng xã Diễn Thành (Diễn Châu, Nghệ An). Từ sáng sớm người dân xóm 10, xã Diễn Thành đã ra biển để cào ngao. Ngao thường nằm sâu trong lòng cát, cách bề mặt hơn chiều dài ngón tay. Ảnh: Báo Nghệ An.
Người ta bắt nghêu bằng một loại công cụ thô sơ tự chế. Một cán tre có chiều dài hơn 2 mét. Mùa ngao bắt đầu từ tháng 3 cho đến hết tháng 7 dương lịch. Sau một buổi sáng từ 5 giờ đến 10 giờ trưa người nạo ngao cũng kiếm được ít nhất trên 100.000 đồng. Những con ngao nhỏ nhà hàng không thu mua người cào ngao đưa về làm thức ăn trong gia đình hoặc bán lẻ ở các chợ. Ảnh: Báo Nghệ An.
Tại Vũng Tàu, nghề câu tôm tích (tôm tít) khá được ưa chuộng. Đồ nghề câu tôm rất đơn giản: một cái muỗng, một sợi dây câu không có lưỡi câu, mồi câu là một con ốc nhỏ. Người đi câu tôm chỉ cần tìm được hang tôm, thả mồi xuống hang để bắt tôm. Ảnh: Internet.
Không chỉ là nghề mưu sinh của người dân, nghề câu tôm còn được chọn lồng vào các tour du lịch đến Vũng Tàu. Khi những bãi biển sau thủy triều hở ra những bờ cát mịn, du khách có thể trải nghiệm cảm giác câu tôm tích thú vị. Ảnh: Internet.