Một trong 4 sản vật nổi tiếng của Quảng Ngãi là Quế Trà Bồng. Vào tháng 11/2013, sản phẩm từ cây quế của đồng bào thiểu số người Kor ở 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á vinh danh là Kỷ lục Châu Á mới.Theo thống kê diện tích quế toàn huyện Trà Bồng hiện ước trên 1000 ha. Vụ thu hoạch quế hàng năm ở miền núi Quảng Ngãi diễn ra 2 đợt, trong đó đợt chính bắt đầu từ tháng 2-4; đợt 2 từ tháng 7-8. Ảnh: Người dân Trà Bồng đang thu hoạch quế.Tỏi Lý Sơn: Với hương vị riêng biệt thơm, cay nhưng không nồng, từ bao đời qua tỏi là loại cây trồng chính, mang lại nguồn thu cho người dân từ 4-6 triệu đồng/sào/vụ nên được ví là "vàng trắng" của hàng ngàn hộ dân Lý Sơn.Vụ trồng tỏi hàng năm của người dân Lý Sơn thường bắt đầu vào tháng 9 (âm lịch) năm trước, kéo dài đến tháng 1 (âm lịch) năm sau thì thu hoạch, với năng suất từ 500-600kg/tươi/sào/vụ. Ảnh: Cánh đồng tỏi Lý Sơn.Gà re: Gà re vốn gốc là gà rừng được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa và nuôi từ hàng trăm năm nay. Bộ lông của gà re chỉ có 3 màu, gồm: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng); chân có 2 màu chì và vàng; hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành trung bình khoảng 1,2 kg/con.Chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt... đến miễn chê đã đưa gà re trở thành giống gà được ưa chuộng số 1 Quảng Ngãi và cả nhiều vùng lân cận, với giá bán có thời điểm lên đến 200-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường.Lợn kiềng sắt: Lợn kiềng sắt là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Thế nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.Cũng như gà re, lợn kiềng sắt thời gian nuôi lâu nhưng nhẹ kí hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém... là nguyên nhân khiến giống nguyên gốc lợn kiềng sắt dần bị mai một.
Một trong 4 sản vật nổi tiếng của Quảng Ngãi là Quế Trà Bồng. Vào tháng 11/2013, sản phẩm từ cây quế của đồng bào thiểu số người Kor ở 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á vinh danh là Kỷ lục Châu Á mới.
Theo thống kê diện tích quế toàn huyện Trà Bồng hiện ước trên 1000 ha. Vụ thu hoạch quế hàng năm ở miền núi Quảng Ngãi diễn ra 2 đợt, trong đó đợt chính bắt đầu từ tháng 2-4; đợt 2 từ tháng 7-8. Ảnh: Người dân Trà Bồng đang thu hoạch quế.
Tỏi Lý Sơn: Với hương vị riêng biệt thơm, cay nhưng không nồng, từ bao đời qua tỏi là loại cây trồng chính, mang lại nguồn thu cho người dân từ 4-6 triệu đồng/sào/vụ nên được ví là "vàng trắng" của hàng ngàn hộ dân Lý Sơn.
Vụ trồng tỏi hàng năm của người dân Lý Sơn thường bắt đầu vào tháng 9 (âm lịch) năm trước, kéo dài đến tháng 1 (âm lịch) năm sau thì thu hoạch, với năng suất từ 500-600kg/tươi/sào/vụ. Ảnh: Cánh đồng tỏi Lý Sơn.
Gà re: Gà re vốn gốc là gà rừng được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa và nuôi từ hàng trăm năm nay. Bộ lông của gà re chỉ có 3 màu, gồm: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng); chân có 2 màu chì và vàng; hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành trung bình khoảng 1,2 kg/con.
Chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt... đến miễn chê đã đưa gà re trở thành giống gà được ưa chuộng số 1 Quảng Ngãi và cả nhiều vùng lân cận, với giá bán có thời điểm lên đến 200-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường.
Lợn kiềng sắt: Lợn kiềng sắt là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Thế nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.
Cũng như gà re, lợn kiềng sắt thời gian nuôi lâu nhưng nhẹ kí hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém... là nguyên nhân khiến giống nguyên gốc lợn kiềng sắt dần bị mai một.