Đến nhà hàng Làng Vạn Chài ở khu đô thị Văn Quán, Hà Nội, nhiều người không khỏi giật mình vì bể cá nhung nhúc những con cá giống hệt loài "cá thần" đang được người dân xứ Thanh tôn thờ không dám động tới ở Cẩm Lương, Cẩm Thủy.Người ta còn hoảng hơn khi biết, tại đây, những con "cá thần" linh thiêng nặng từ 2kg tới 5 - 6 kg này được dùng để...chế biến món ăn. Theo anh Đỗ Hoàng Việt, chủ nhà hàng Làng Vạn Chài thì đây đúng là loại "cá thần" ở suối cá Cẩm Lương nhưng được đưa về từ vùng Tây Bắc và còn có tên khác là cá bỗng hay cá dầm xanh (tên gọi ở Hòa Bình).Cũng theo Thạc sỹ Kim Văn Vạn, “cá thần” ở Thanh Hóa với loài cá bỗng là một. Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, người dân không được ăn thịt. Ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang..., cá bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt. Anh Việt cho biết, kể từ khi nhà hàng nhập loại cá này về, ban đầu thực khách có người e ngại nhưng sau đó lại trở thành món khoái khẩu được ưa chuộng. "Đây là loài cá sống ở nguồn nước trong sạch, chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác nên khách ăn rất thích", anh Việt cho hay. Thậm chí, đến thời điểm này, khách hàng muốn thưởng thức "cá thần" đều phải liên hệ trước do nhiều lúc cung không đủ cầu bởi việc mua bán cá từ trên Tây Bắc về rất khó khăn.
"Cá thần" tại đây được chế biến rất nhiều món khác nhau. Trong ảnh là món gỏi cá mù tạt... ..."cá thần" hấp xì dầu... ...đầu đuôi cá om măng cay theo đúng hương vị vùng cao. Món "cá thần" nướng riềng mẻ cuốn cũng được giới sành ăn rất ưa chuộng.Trong ảnh là anh Việt, chủ nhà hàng Làng Vạn Chài liều lĩnh dám đưa "cá thần" lên bàn nhậu ở Hà Nội.
Đến nhà hàng Làng Vạn Chài ở khu đô thị Văn Quán, Hà Nội, nhiều người không khỏi giật mình vì bể cá nhung nhúc những con cá giống hệt loài "cá thần" đang được người dân xứ Thanh tôn thờ không dám động tới ở Cẩm Lương, Cẩm Thủy.
Người ta còn hoảng hơn khi biết, tại đây, những con "cá thần" linh thiêng nặng từ 2kg tới 5 - 6 kg này được dùng để...chế biến món ăn.
Theo anh Đỗ Hoàng Việt, chủ nhà hàng Làng Vạn Chài thì đây đúng là loại "cá thần" ở suối cá Cẩm Lương nhưng được đưa về từ vùng Tây Bắc và còn có tên khác là cá bỗng hay cá dầm xanh (tên gọi ở Hòa Bình).
Cũng theo Thạc sỹ Kim Văn Vạn, “cá thần” ở Thanh Hóa với loài cá bỗng là một. Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, người dân không được ăn thịt. Ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang..., cá bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt.
Anh Việt cho biết, kể từ khi nhà hàng nhập loại cá này về, ban đầu thực khách có người e ngại nhưng sau đó lại trở thành món khoái khẩu được ưa chuộng. "Đây là loài cá sống ở nguồn nước trong sạch, chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác nên khách ăn rất thích", anh Việt cho hay.
Thậm chí, đến thời điểm này, khách hàng muốn thưởng thức "cá thần" đều phải liên hệ trước do nhiều lúc cung không đủ cầu bởi việc mua bán cá từ trên Tây Bắc về rất khó khăn.
"Cá thần" tại đây được chế biến rất nhiều món khác nhau. Trong ảnh là món gỏi cá mù tạt...
..."cá thần" hấp xì dầu...
...đầu đuôi cá om măng cay theo đúng hương vị vùng cao.
Món "cá thần" nướng riềng mẻ cuốn cũng được giới sành ăn rất ưa chuộng.
Trong ảnh là anh Việt, chủ nhà hàng Làng Vạn Chài liều lĩnh dám đưa "cá thần" lên bàn nhậu ở Hà Nội.