Một thời, thương hiệu xà bông “Cô Ba” của ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) một đại tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đánh bật hàng ngoại nhập vào Việt Nam (đặc biệt là thương hiệu xà bông từ Marseille, Pháp), trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng, được người dân ưa chuộng và có mức thu "khủng".Xưởng dầu của ông Trương Văn Bền ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và hãng xà bông. Năm 1943, ông sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine. Vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh, Công ty Trương Văn Bền là một trong những nhà sản xuất dầu và xà bông quan trọng bậc nhất trên toàn cõi Đông Dương. Ngoài sản phẩm "xà phòng Cô Ba" nhãn hàng Trương Văn Bền còn sản xuất nước hoa, dầu gội đầu.Sau một thời gian bị quên lãng, mới đây Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phương Đông quyết định làm sống lại thương hiệu xà bông Cô Ba. Tuy nhiên, xà bông Cô Ba cũng mới chỉ tái xuất âm thầm và có mặt khiêm tốn trong hệ thống siêu thị, lượng sản phẩm bán ra không nhiều. Hình ảnh quảng cáo xà bông cô Ba một thời.Dạ Lan lại là thương hiệu Việt vang bóng một thời, được người tiêu dùng yêu thích, từng chiếm lĩnh 70% thị phần kem đánh răng nội địa những năm 1993 - 1994. Thương hiệu này được ông Trịnh Thành Nhơn bắt tay thành lập vào năm 1988 và rất nhanh chóng "làm mưa, làm gió" thị trường, đánh bật các dòng sản phẩm từ Trung Quốc.Tuy nhiên, vào khoảng những năm 1995, khi các tập đoàn kinh doanh nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, ông Trịnh Thành Nhơn - cha đẻ thương hiệu Dạ Lan quyết định bán thương hiệu này cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD, vì mong muốn tập đoàn 200 tuổi đời này sẽ tiếp tục phát triển tốt thương hiệu Dạ Lan. Sau khi mọi thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành, thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 tháng. Kem đánh răng Colgate xuất hiện thế chỗ và phát triển cho đến nay.Gắn bó một thời với người dân, kem đánh răng Hynos, một thương hiệu Việt nổi tiếng, ban đầu chỉ được sản xuất ở một xưởng sản xuất nhỏ, sau đó đã nhanh chóng bành trướng và chiếm lĩnh thị trường vào thế kỷ 20. Thương hiệu này là do doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa) sáng lập.Thậm chí, ông Huỳnh Đạo Nghĩa đã có những cách quảng cáo sản phẩm đưa tên tuổi Hynos thời đó vươn ra thị trường Đông Nam Á, Hồng Kong. Ông thuê cả tài tử Vương Vũ của Hong Kong sang đóng phim quảng cáo cho hãng. Đến năm 1975, Hynos được sáp nhập, và là tiền thân của thương hiệu kem đánh răng Phong Lan và P/S ngày nay.Trước năm 1975, xá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam, và phần lớn do hãng BGI sản xuất. Xá xị đầu tiên tại Sài Gòn có nhãn hiệu hình con cọp nên còn gọi là "xá xị con cọp".Đến tháng 7/1977, tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Việt Nam, trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi là nhà máy nước ngọt Chương Dương. Trước khi bị các thương hiệu ngoại cạnh tranh, dòng sản phẩm này rất được ưa chuộng. Đây được xem như thời hoàng kim của nước ngọt xá xị.Ngày 15/8/1958, mẻ bia đầu tiên của nhà máy bia Hà Nội chính thức ra đời, được đặt tên là Trúc Bạch. Bia Trúc Bạch định vị thương hiệu là sản phẩm sang trọng, với công nghệ do các chuyên gia Tiệp Khắc hỗ trợ nhưng lại được tiêu thụ rộng rãi. Tuy nhiên, khoảng những năm của thập niên 80, việc sản xuất bia Trúc Bạch phải dừng lại.Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống - ngày chai Bia Trúc Bạch đầu tiên ra đời, Ban lãnh đạo Habeco quyết định phục hồi sản phẩm vang danh một thời “Bia Trúc Bạch” vào đúng vào thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Một thời, thương hiệu xà bông “Cô Ba” của ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) một đại tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đánh bật hàng ngoại nhập vào Việt Nam (đặc biệt là thương hiệu xà bông từ Marseille, Pháp), trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng, được người dân ưa chuộng và có mức thu "khủng".
Xưởng dầu của ông Trương Văn Bền ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và hãng xà bông. Năm 1943, ông sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine. Vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh, Công ty Trương Văn Bền là một trong những nhà sản xuất dầu và xà bông quan trọng bậc nhất trên toàn cõi Đông Dương. Ngoài sản phẩm "xà phòng Cô Ba" nhãn hàng Trương Văn Bền còn sản xuất nước hoa, dầu gội đầu.
Sau một thời gian bị quên lãng, mới đây Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phương Đông quyết định làm sống lại thương hiệu xà bông Cô Ba. Tuy nhiên, xà bông Cô Ba cũng mới chỉ tái xuất âm thầm và có mặt khiêm tốn trong hệ thống siêu thị, lượng sản phẩm bán ra không nhiều. Hình ảnh quảng cáo xà bông cô Ba một thời.
Dạ Lan lại là thương hiệu Việt vang bóng một thời, được người tiêu dùng yêu thích, từng chiếm lĩnh 70% thị phần kem đánh răng nội địa những năm 1993 - 1994. Thương hiệu này được ông Trịnh Thành Nhơn bắt tay thành lập vào năm 1988 và rất nhanh chóng "làm mưa, làm gió" thị trường, đánh bật các dòng sản phẩm từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào khoảng những năm 1995, khi các tập đoàn kinh doanh nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, ông Trịnh Thành Nhơn - cha đẻ thương hiệu Dạ Lan quyết định bán thương hiệu này cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD, vì mong muốn tập đoàn 200 tuổi đời này sẽ tiếp tục phát triển tốt thương hiệu Dạ Lan. Sau khi mọi thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành, thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 tháng. Kem đánh răng Colgate xuất hiện thế chỗ và phát triển cho đến nay.
Gắn bó một thời với người dân, kem đánh răng Hynos, một thương hiệu Việt nổi tiếng, ban đầu chỉ được sản xuất ở một xưởng sản xuất nhỏ, sau đó đã nhanh chóng bành trướng và chiếm lĩnh thị trường vào thế kỷ 20. Thương hiệu này là do doanh nhân Huỳnh Đạo Nghĩa (còn gọi là Vương Đạo Nghĩa) sáng lập.
Thậm chí, ông Huỳnh Đạo Nghĩa đã có những cách quảng cáo sản phẩm đưa tên tuổi Hynos thời đó vươn ra thị trường Đông Nam Á, Hồng Kong. Ông thuê cả tài tử Vương Vũ của Hong Kong sang đóng phim quảng cáo cho hãng. Đến năm 1975, Hynos được sáp nhập, và là tiền thân của thương hiệu kem đánh răng Phong Lan và P/S ngày nay.
Trước năm 1975, xá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam, và phần lớn do hãng BGI sản xuất. Xá xị đầu tiên tại Sài Gòn có nhãn hiệu hình con cọp nên còn gọi là "xá xị con cọp".
Đến tháng 7/1977, tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Việt Nam, trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi là nhà máy nước ngọt Chương Dương. Trước khi bị các thương hiệu ngoại cạnh tranh, dòng sản phẩm này rất được ưa chuộng. Đây được xem như thời hoàng kim của nước ngọt xá xị.
Ngày 15/8/1958, mẻ bia đầu tiên của nhà máy bia Hà Nội chính thức ra đời, được đặt tên là Trúc Bạch. Bia Trúc Bạch định vị thương hiệu là sản phẩm sang trọng, với công nghệ do các chuyên gia Tiệp Khắc hỗ trợ nhưng lại được tiêu thụ rộng rãi. Tuy nhiên, khoảng những năm của thập niên 80, việc sản xuất bia Trúc Bạch phải dừng lại.
Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống - ngày chai Bia Trúc Bạch đầu tiên ra đời, Ban lãnh đạo Habeco quyết định phục hồi sản phẩm vang danh một thời “Bia Trúc Bạch” vào đúng vào thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.