Có giá bán từ 40.000 - 50.000 đồng/gói, hương vị lẩu thái chua cay không rõ hướng dẫn sử dụng, nhãn mác in chữ Thái được bán nhiều ở các chợ đầu mối với quảng cáo, không cần ninh xương, hay bỏ thêm bất cứ gia vị nào, mỗi gói hương vị có thể chế biến được nồi nước lẩu "thơm ngon" - thông tin trên báo Gia đình và xã hội cho hay. Ảnh minh họaTrước đó, thông tin trên báo Người đưa tin cũng tiết lộ về một loại gia vị gọi là cần sủi. Đây thực chất là một loại gia vị nước, thường cho vào nước phở hoặc nồi lẩu để tiết kiệm thời gian, nguyên liệu và chi phí nấu nước lẩu mà vẫn đảm bảo hương vị "lừa" được khác hàng. Gói gia vị Cần Sủi mua tại một cửa hàng trên phố Hàng Buồm, Hà Nội. Ảnh: NĐTVới khoảng một thìa cà phê gia vị khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, sau khi nước dậy màu thêm mì chính, ít muối hoặc vài loại củ quả như dứa, cà chua, chủ hàng sẽ có ngay một nồi nước lẩu dậy mùi thơm ngon khó cưỡng, đem bán cho khách. Ảnh minh họa.Ngoài ra, báo này cũng cho biết thêm, trên thị trường còn có loại bột gia vị nấu lẩu được đóng trong túi nhỏ có nhãn mác chữ Trung Quốc, in hình các loại rau củ quả bên ngoài túi. Theo lời người bán, đây cũng là một loại gia vị lẩu làm sẵn. Chỉ với khoảng 15.000 -20.000 đồng/gói 500g dùng cho 40 lít nước mà không cần bổ sung thêm bất cứ rau quả hay gia vị nào. Ảnh minh họa.Phù phép trong vài phút có nồi nước dùng nấu lẩu, làm bún, nấu phở, nhiều người tìm mua các loại gia vị bẩn, làm giả để chế biến thêm cho món ăn mà tiết kiệm chi phí. Giữa tháng 3/2016, dư luận xôn xao về thông tin phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu của một cơ sở ở Sơn Tây (Hà Nội) được đăng trên báo Tiền Phong. Ảnh: Tiền Phong.Nguyên liệu chế biến loạt sản phẩm sa tế tại đây đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trung bình mỗi ngày, cơ sở làm sa tế giả xuất xưởng hơn 6.000 sản phẩm. Ảnh: Tiền Phong.Đây không phải lần đầu, các loại gia vị làm giả, từ các loại bột, phẩm màu được bán ngoài thị trường. Năm 2012, dư luận hoang mang khi thị trường có đủ các loại tương ớt không nhãn mác có giá từ 285.000 - 300.000 đồng/thùng 6 chai. Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít - báo Người lao động cho hay. Ảnh: NLĐ.Để tạo độ sánh, sệt cho tương ớt, người làm tương giả dùng chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC - một chất pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg, khoảng 100g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước. Ảnh minh họa.Cuối năm 2015, cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá một cơ sở sản xuất mì chính Ajinomoto giả. Cục hải quan cũng cảnh báo trên thị trường, các loại gia vị thường bị làm nhái, nhập lậu, không rõ nguồn gốc thường là bột ngọt, dầu vừng, dầu ăn, tương ớt. Thông tin này khiến người tiêu dùng bức xúc, bởi sức khỏe đang bị đe dọa từ những mối nguy gia vị bẩn.Năm 2014, trên báo Tuổi Trẻ có đưa hình ảnh rùng rợn trong cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn tại Bình Chánh bị cơ quan chức năng phát hiện. Hàng tấn da lợn, mỡ lợn đổ đống trên nền nhà bẩn chờ chế biến. Ảnh: Tuổi Trẻ.Nguyên liệu mỡ, da heo thối được thu gom từ các sạp bán thịt heo ở chợ T đầu mối với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/1kg. Mỡ và da heo thối gom về được bỏ vào hai nồi lớn nấu trong vòng 4 tiếng, sau đó cho vào hai khuôn sắt ép trong vòng 1 tiếng để cho ra dầu thành phẩm. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Có giá bán từ 40.000 - 50.000 đồng/gói, hương vị lẩu thái chua cay không rõ hướng dẫn sử dụng, nhãn mác in chữ Thái được bán nhiều ở các chợ đầu mối với quảng cáo, không cần ninh xương, hay bỏ thêm bất cứ gia vị nào, mỗi gói hương vị có thể chế biến được nồi nước lẩu "thơm ngon" - thông tin trên báo Gia đình và xã hội cho hay. Ảnh minh họa
Trước đó, thông tin trên báo Người đưa tin cũng tiết lộ về một loại gia vị gọi là cần sủi. Đây thực chất là một loại gia vị nước, thường cho vào nước phở hoặc nồi lẩu để tiết kiệm thời gian, nguyên liệu và chi phí nấu nước lẩu mà vẫn đảm bảo hương vị "lừa" được khác hàng. Gói gia vị Cần Sủi mua tại một cửa hàng trên phố Hàng Buồm, Hà Nội. Ảnh: NĐT
Với khoảng một thìa cà phê gia vị khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, sau khi nước dậy màu thêm mì chính, ít muối hoặc vài loại củ quả như dứa, cà chua, chủ hàng sẽ có ngay một nồi nước lẩu dậy mùi thơm ngon khó cưỡng, đem bán cho khách. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, báo này cũng cho biết thêm, trên thị trường còn có loại bột gia vị nấu lẩu được đóng trong túi nhỏ có nhãn mác chữ Trung Quốc, in hình các loại rau củ quả bên ngoài túi. Theo lời người bán, đây cũng là một loại gia vị lẩu làm sẵn. Chỉ với khoảng 15.000 -20.000 đồng/gói 500g dùng cho 40 lít nước mà không cần bổ sung thêm bất cứ rau quả hay gia vị nào. Ảnh minh họa.
Phù phép trong vài phút có nồi nước dùng nấu lẩu, làm bún, nấu phở, nhiều người tìm mua các loại gia vị bẩn, làm giả để chế biến thêm cho món ăn mà tiết kiệm chi phí. Giữa tháng 3/2016, dư luận xôn xao về thông tin phát hiện 17.000 lọ sa tế giả nhãn hiệu của một cơ sở ở Sơn Tây (Hà Nội) được đăng trên báo Tiền Phong. Ảnh: Tiền Phong.
Nguyên liệu chế biến loạt sản phẩm sa tế tại đây đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trung bình mỗi ngày, cơ sở làm sa tế giả xuất xưởng hơn 6.000 sản phẩm. Ảnh: Tiền Phong.
Đây không phải lần đầu, các loại gia vị làm giả, từ các loại bột, phẩm màu được bán ngoài thị trường. Năm 2012, dư luận hoang mang khi thị trường có đủ các loại tương ớt không nhãn mác có giá từ 285.000 - 300.000 đồng/thùng 6 chai. Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít - báo Người lao động cho hay. Ảnh: NLĐ.
Để tạo độ sánh, sệt cho tương ớt, người làm tương giả dùng chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC - một chất pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg, khoảng 100g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước. Ảnh minh họa.
Cuối năm 2015, cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá một cơ sở sản xuất mì chính Ajinomoto giả. Cục hải quan cũng cảnh báo trên thị trường, các loại gia vị thường bị làm nhái, nhập lậu, không rõ nguồn gốc thường là bột ngọt, dầu vừng, dầu ăn, tương ớt. Thông tin này khiến người tiêu dùng bức xúc, bởi sức khỏe đang bị đe dọa từ những mối nguy gia vị bẩn.
Năm 2014, trên báo Tuổi Trẻ có đưa hình ảnh rùng rợn trong cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn tại Bình Chánh bị cơ quan chức năng phát hiện. Hàng tấn da lợn, mỡ lợn đổ đống trên nền nhà bẩn chờ chế biến. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nguyên liệu mỡ, da heo thối được thu gom từ các sạp bán thịt heo ở chợ T đầu mối với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/1kg. Mỡ và da heo thối gom về được bỏ vào hai nồi lớn nấu trong vòng 4 tiếng, sau đó cho vào hai khuôn sắt ép trong vòng 1 tiếng để cho ra dầu thành phẩm. Ảnh: Tuổi Trẻ.