Vì hám lợi mà nhiều cửa hàng vẫn bán những loại gia vị bẩn, gia vị giả "đội lốt" hàng thật cho người tiêu dùng. Các cơ sở chế biến thực phẩm hay những hàng ăn đường phố cũng thường xuyên chọn lựa những loại gia vị này để tiết kiệm, thu lời. Thông thường, các loại gia vị làm giả rất tinh vi và có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật.Cuối năm 2015, cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá một cơ sở sản xuất mì chính Ajinomoto giả. Cục hải quan cũng cảnh báo trên thị trường, các loại gia vị thường bị làm nhái, nhập lậu, không rõ nguồn gốc thường là bột ngọt, dầu vừng, dầu ăn, tương ớt. Để tránh tình trạng "tiền mất, tật mang", bạn có thể bỏ túi những kinh nghiệm phân biệt gia vị thật giả dưới đây.Đối với mì chính, nhãn mác, biểu tượng của sản phẩm in trên bao bì bao giờ cũng được in sắc nét, rõ ràng, trong khi, các túi hàng giả, chữ nhòe hoặc khá mờ. (Ảnh túi mì chính bên phải là hàng giả).Khi quan sát, bạn dễ dàng nhận thấy bao bì của gói gia vị thật dày, mềm mại, không nhăn. Trong khi đó, hàng giả bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo.Bạn chú ý quan sát đường hàn ở bao bì sản phẩm. Với gia vị thật, các cạnh của đường hàn bao bì phẳng, đều nhau và không có nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.Ngoài ra, để nhận biết gia vị bị làm giả, bạn có thể nếm chúng. Đối với mì chính kết tinh nguyên chất sáng màu, hạt đều, trắng trong như tuyết. Nếu bị trộn thạch cao thì xám tối, hạt nhỏ, hình vuông.Mì chính bột vụn nguyên chất có màu sáng, mịn nhỏ, sờ tay vào có cảm giác sàn sạn. Hòa một ít tinh thể vào nước và nếm, nếu là mì chính thì có vẻ ngọt dịu. Nếu có vị lạ hoặc kích thích lưỡi hoặc không tan trong nước thì không phải mì chính.Ngoài ra, bạn có thể cho một thìa mì chính vào rau muống luộc, nếu nước rau chuyển sang màu sẫm hơn thì đó mì chính làm giả.Dầu vừng mới thì có màu hồng hơi vàng, thơm đậm, không có tạp chất lắng đọng, dẻo quánh.Xì dầu ngon có màu đỏ đục, ngửi có mùi thơm xì dầu và mùi mỡ béo, nếm thấy vị đậm, chỉ hơi ngọt, không chua, không đăng, không chát.Dầu ăn thật có màu vàng sẫm, tươi sáng, màu dầu rất trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít mà bạn cân nhắc khi mua bởi chúng chứa hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít.Vào thời tiết lạnh, dầu ăn thật không bị đông đặc, trong khi dầu ăn giả thì ngược lại, dễ bị lắng cặn dưới đáy chai.
Vì hám lợi mà nhiều cửa hàng vẫn bán những loại gia vị bẩn, gia vị giả "đội lốt" hàng thật cho người tiêu dùng. Các cơ sở chế biến thực phẩm hay những hàng ăn đường phố cũng thường xuyên chọn lựa những loại gia vị này để tiết kiệm, thu lời. Thông thường, các loại gia vị làm giả rất tinh vi và có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật.
Cuối năm 2015, cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá một cơ sở sản xuất mì chính Ajinomoto giả. Cục hải quan cũng cảnh báo trên thị trường, các loại gia vị thường bị làm nhái, nhập lậu, không rõ nguồn gốc thường là bột ngọt, dầu vừng, dầu ăn, tương ớt. Để tránh tình trạng "tiền mất, tật mang", bạn có thể bỏ túi những kinh nghiệm phân biệt gia vị thật giả dưới đây.
Đối với mì chính, nhãn mác, biểu tượng của sản phẩm in trên bao bì bao giờ cũng được in sắc nét, rõ ràng, trong khi, các túi hàng giả, chữ nhòe hoặc khá mờ. (Ảnh túi mì chính bên phải là hàng giả).
Khi quan sát, bạn dễ dàng nhận thấy bao bì của gói gia vị thật dày, mềm mại, không nhăn. Trong khi đó, hàng giả bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo.
Bạn chú ý quan sát đường hàn ở bao bì sản phẩm. Với gia vị thật, các cạnh của đường hàn bao bì phẳng, đều nhau và không có nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.
Ngoài ra, để nhận biết gia vị bị làm giả, bạn có thể nếm chúng. Đối với mì chính kết tinh nguyên chất sáng màu, hạt đều, trắng trong như tuyết. Nếu bị trộn thạch cao thì xám tối, hạt nhỏ, hình vuông.
Mì chính bột vụn nguyên chất có màu sáng, mịn nhỏ, sờ tay vào có cảm giác sàn sạn. Hòa một ít tinh thể vào nước và nếm, nếu là mì chính thì có vẻ ngọt dịu. Nếu có vị lạ hoặc kích thích lưỡi hoặc không tan trong nước thì không phải mì chính.
Ngoài ra, bạn có thể cho một thìa mì chính vào rau muống luộc, nếu nước rau chuyển sang màu sẫm hơn thì đó mì chính làm giả.
Dầu vừng mới thì có màu hồng hơi vàng, thơm đậm, không có tạp chất lắng đọng, dẻo quánh.
Xì dầu ngon có màu đỏ đục, ngửi có mùi thơm xì dầu và mùi mỡ béo, nếm thấy vị đậm, chỉ hơi ngọt, không chua, không đăng, không chát.
Dầu ăn thật có màu vàng sẫm, tươi sáng, màu dầu rất trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít mà bạn cân nhắc khi mua bởi chúng chứa hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít.
Vào thời tiết lạnh, dầu ăn thật không bị đông đặc, trong khi dầu ăn giả thì ngược lại, dễ bị lắng cặn dưới đáy chai.