Nhụy hoa nghệ tây, còn gọi là Saffron, được coi là loại gia vị đắt đỏ và quý hiếm bậc nhất thế giới với giá lên tới 130 triệu đồng/kg. Ảnh: Iacpublishinglabs.Saffron được lấy từ nhụy hoa nghệ tây trồng ở Morocco và Iran. Mỗi cây nghệ tây có khoảng 3 đến 4 hoa, mỗi hoa lại có 3 nhụy phủ phấn hoa nằm giữa bông hoa. Do đó, việc thu hoạch được 1 kg Saffron sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Internet.Saffron được coi là gia vị quý hiếm và đắt đỏ bởi vì loài hoa nghệ tây chỉ nở trong một thời gian rất ngắn, cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Ảnh: Moroccan-saffron.Saffron được nhiều bà nội trợ dùng trong các món cơm và thịt của người Tây Ban Nha và Châu Á, làm cho món ăn có hương vị rất đặc biệt và màu vàng óng đẹp mắt khi cho một lượng nhỏ vừa đủ. Ảnh: Ndtv.Khác với loại vani nhân tạo mà chúng ta thường dùng, vani tự nhiên được cho là một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất trên thế giới. Ảnh: Internet.Quá trình trồng, thu hoạch và lên men công phu, khiến cho vani tự nhiên trở thành loại gia vị đắt thứ hai thế giới, chỉ sau hoa nghệ tây. Vani thực chất là lớp tinh thể phủ trên hạt bên trong quả của một loại phong lan nhiệt đới cùng tên. Ảnh: Internet.Những cây vani được thụ phấn bằng tay và phải đến 9 tháng sau trái vani mới chín. Quá trình trồng và thu hoạch vani tự nhiên kỳ công như vậy nên nó mới trở nên quý hiếm và đắt đỏ. Ảnh: Internet.Mexico và Madagascar là hai nước sản xuất hạt vani chất lượng tốt nhất, với giá thành dao động từ 50 - 200 USD/450g. Ảnh: Internet.Charapita là loại ớt nhỏ có nguồn gốc ở miền bắc Peru. Giá của loại ớt đắt nhất thế giới này thấp nhất là 25.800 USD/kg (tương đương với khoảng 570 triệu đồng). Ớt charapita hiện được xếp cùng nhóm với gia vị đắt đỏ nhất thế giới như nhụy hoa nghệ tây và vani. Ảnh: Internet.So sánh với các gia vị cay khác, ớt charapita cực kì cay. Nó được khuyên không nên ăn tươi. Tuy nhiên khi được sấy khô và cho vào súp gà, ớt charapita lại có vị cay độc đáo, thậm chí trẻ em cũng ăn được. Ảnh: Internet.Giống ớt đắt đỏ này đòi hỏi phải kì công chăm sóc. Charapita chỉ trồng được ở môi trường hoang dã, trong rừng, cạnh những cây lớn… Loại ớt này được các đầu bếp của các nhà hàng cao cấp ưa thích nhờ hương vị tuyệt vời. Ảnh: Internet.Nấm Matsutake là thực phẩm vô cùng đắt đỏ với giá 2.000 USD/kg (tương đương hơn 42 triệu đồng). Đây là một nguyên liệu quý, trước đây chỉ dành cho giới quý tộc, vua chúa. Ảnh: Internet.Loại nấm đắt đỏ này được tìm thấy ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan, Canada, Thụy Điển nhưng nhiều nhất là tại Nhật Bản. Việc thu hoạch nấm rất đơn giản nhưng để tìm được chúng lại rất khó khăn. Ảnh: Internet.Loại nấm Matsutake đắt đỏ chủ yếu là do nó rất khan hiếm. Khác với những loại nấm mọc trên thân gỗ mục khác, nấm Matsutake không thể trồng nhân tạo được, số lượng thu hoạch được hoàn toàn là từ tự nhiên. Thêm nữa, nấm Matsutake khác với các nấm khác, chỉ mọc trên rễ của cây thông sống. Ảnh: Internet.Cách duy nhất để thu hoạch nấm Matsutake hiện nay của các công ty là quản lý rừng thông và đợi nấm mọc lên. Ảnh: Internet.
Nhụy hoa nghệ tây, còn gọi là Saffron, được coi là loại gia vị đắt đỏ và quý hiếm bậc nhất thế giới với giá lên tới 130 triệu đồng/kg. Ảnh: Iacpublishinglabs.
Saffron được lấy từ nhụy hoa nghệ tây trồng ở Morocco và Iran. Mỗi cây nghệ tây có khoảng 3 đến 4 hoa, mỗi hoa lại có 3 nhụy phủ phấn hoa nằm giữa bông hoa. Do đó, việc thu hoạch được 1 kg Saffron sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Internet.
Saffron được coi là gia vị quý hiếm và đắt đỏ bởi vì loài hoa nghệ tây chỉ nở trong một thời gian rất ngắn, cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Ảnh: Moroccan-saffron.
Saffron được nhiều bà nội trợ dùng trong các món cơm và thịt của người Tây Ban Nha và Châu Á, làm cho món ăn có hương vị rất đặc biệt và màu vàng óng đẹp mắt khi cho một lượng nhỏ vừa đủ. Ảnh: Ndtv.
Khác với loại vani nhân tạo mà chúng ta thường dùng, vani tự nhiên được cho là một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất trên thế giới. Ảnh: Internet.
Quá trình trồng, thu hoạch và lên men công phu, khiến cho vani tự nhiên trở thành loại gia vị đắt thứ hai thế giới, chỉ sau hoa nghệ tây. Vani thực chất là lớp tinh thể phủ trên hạt bên trong quả của một loại phong lan nhiệt đới cùng tên. Ảnh: Internet.
Những cây vani được thụ phấn bằng tay và phải đến 9 tháng sau trái vani mới chín. Quá trình trồng và thu hoạch vani tự nhiên kỳ công như vậy nên nó mới trở nên quý hiếm và đắt đỏ. Ảnh: Internet.
Mexico và Madagascar là hai nước sản xuất hạt vani chất lượng tốt nhất, với giá thành dao động từ 50 - 200 USD/450g. Ảnh: Internet.
Charapita là loại ớt nhỏ có nguồn gốc ở miền bắc Peru. Giá của loại ớt đắt nhất thế giới này thấp nhất là 25.800 USD/kg (tương đương với khoảng 570 triệu đồng). Ớt charapita hiện được xếp cùng nhóm với gia vị đắt đỏ nhất thế giới như nhụy hoa nghệ tây và vani. Ảnh: Internet.
So sánh với các gia vị cay khác, ớt charapita cực kì cay. Nó được khuyên không nên ăn tươi. Tuy nhiên khi được sấy khô và cho vào súp gà, ớt charapita lại có vị cay độc đáo, thậm chí trẻ em cũng ăn được. Ảnh: Internet.
Giống ớt đắt đỏ này đòi hỏi phải kì công chăm sóc. Charapita chỉ trồng được ở môi trường hoang dã, trong rừng, cạnh những cây lớn… Loại ớt này được các đầu bếp của các nhà hàng cao cấp ưa thích nhờ hương vị tuyệt vời. Ảnh: Internet.
Nấm Matsutake là thực phẩm vô cùng đắt đỏ với giá 2.000 USD/kg (tương đương hơn 42 triệu đồng). Đây là một nguyên liệu quý, trước đây chỉ dành cho giới quý tộc, vua chúa. Ảnh: Internet.
Loại nấm đắt đỏ này được tìm thấy ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan, Canada, Thụy Điển nhưng nhiều nhất là tại Nhật Bản. Việc thu hoạch nấm rất đơn giản nhưng để tìm được chúng lại rất khó khăn. Ảnh: Internet.
Loại nấm Matsutake đắt đỏ chủ yếu là do nó rất khan hiếm. Khác với những loại nấm mọc trên thân gỗ mục khác, nấm Matsutake không thể trồng nhân tạo được, số lượng thu hoạch được hoàn toàn là từ tự nhiên. Thêm nữa, nấm Matsutake khác với các nấm khác, chỉ mọc trên rễ của cây thông sống. Ảnh: Internet.
Cách duy nhất để thu hoạch nấm Matsutake hiện nay của các công ty là quản lý rừng thông và đợi nấm mọc lên. Ảnh: Internet.