Gần đây, những trái xoài tươi đầu tiên có xuất xứ từ Đồng Tháp (Việt Nam) đã được bày bán tại một số cửa hàng, siêu thị ở thành phố Perth, bang Tây Australia với giá 14,99 AUD/kg (khoảng 255.000 đồng). Xoài tươi Việt Nam trên kệ hàng ở thành phố Perth, bang Tây Australia.Xoài xanh đi Australia có trọng lượng 500-650 gram/quả, da trơn, không tỳ vết, còn cuống dài để tránh chảy mủ. Chúng được trồng theo quy trình VietGAP phù hợp với các tiêu chuẩn của Australia. Đây không phải là loại hoa quả Việt đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài.Trước đó, hồi tháng 4, hệ thống siêu thị Don Kihote, một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Nhật Bản, cũng chính thức bày bán chuối Việt Nam. Những nải chuối đang độ ngả vàng lần đầu “cập bến” đất nước mặt trời mọc.Công ty VIENT (Nhật Bản) là đơn vị nhập khẩu chuối Việt Nam. Theo lãnh đạo VIENT, ngoài hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote tại Tokyo, chuối Việt Nam do VIENT nhập khẩu còn được bày bán tại một số các hệ thống siêu thị địa phương khác như Chalenger của tỉnh Niiggata, tại Saitama, Chiba…Nhật Bản là một thị trường khó tính nên chuối Việt Nam để xuất khẩu được vào đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, từ thổ nhưỡng trồng chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va chạm, trầy xước…Hồi tháng 6, nước ta cũng xuất khẩu nhiều lô vải thiều sang Mỹ, Australia và một số nước khác. Trước khi xuất sang các nước khác, vải thiều được chăm sóc đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, kèm theo được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ ở TP HCM.Vùng quy hoạch trồng vải thiều xuất đi Mỹ, Úc, Nhật Bản... tập trung chủ yếu tại xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). 107 hộ dân tại đây được đánh riêng từng mã số để trồng và chăm sóc cây theo tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).Để đáp ứng yêu cầu gắt gao từ các nhà nhập khẩu khó tính như Mỹ, Úc, Việt Nam đã xây dựng bản đồ chiếu xạ (quy trình diệt khuẩn, làm sạch sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản), với chi phí 0,6-1 USD/kg sản phẩm. Chiếu xạ là khâu cuối cùng của quả vải để lên đường sang Mỹ, Úc, nhưng đây được xem là khâu quan trọng, yêu cầu không thể thiếu của nhà nhập khẩu.Hàng năm, Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim xuất khẩu trên 10 tấn trái vú sữa sang Anh, Canada. Ngoài ra Hợp tác xã còn xuất sang Nga và Đức 50 tấn vú sữa trong năm 2012. Cùng với vú sữa Lò Rèn, hai loại vú sữa Bơ cơm vàng (Đồng Tháp) và Bơ hồng (Bến Tre) cũng đang được xuất khẩu ra nước ngoài.Các quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao chất lượng của trái vú sữa Lò Rèn ở Việt Nam. Những năm gần đây, để xuất khẩu ra nước ngoài, vú sữa Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GlobalGap. Điều này đã được Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) thực hiện thành công nhiều năm qua trên 55ha trồng vú sữa, cho năng suất 400 tấn/năm.Thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Úc vừa hoàn thành báo cáo dự thảo đánh giá về trái thanh long tươi của Việt Nam. Trong đó, đề xuất cấp giấy phép nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam vào thị trường này với điều kiện đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học. Nếu được cấp phép, Việt Nam là nước đầu tiên được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Úc.Vào tháng 6 trước đó, chuyên gia Úc đã tiến hành thị sát việc trồng, thu hoạch quả thanh long cũng như các hoạt động tiền xuất khẩu. Theo kế hoạch, quy trình đánh giá rủi ro và xem xét việc nhập khẩu trái thanh long tươi Việt Nam sẽ được Chính phủ Úc hoàn thành vào cuối năm nay.
Gần đây, những trái xoài tươi đầu tiên có xuất xứ từ Đồng Tháp (Việt Nam) đã được bày bán tại một số cửa hàng, siêu thị ở thành phố Perth, bang Tây Australia với giá 14,99 AUD/kg (khoảng 255.000 đồng). Xoài tươi Việt Nam trên kệ hàng ở thành phố Perth, bang Tây Australia.
Xoài xanh đi Australia có trọng lượng 500-650 gram/quả, da trơn, không tỳ vết, còn cuống dài để tránh chảy mủ. Chúng được trồng theo quy trình VietGAP phù hợp với các tiêu chuẩn của Australia. Đây không phải là loại hoa quả Việt đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước đó, hồi tháng 4, hệ thống siêu thị Don Kihote, một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Nhật Bản, cũng chính thức bày bán chuối Việt Nam. Những nải chuối đang độ ngả vàng lần đầu “cập bến” đất nước mặt trời mọc.
Công ty VIENT (Nhật Bản) là đơn vị nhập khẩu chuối Việt Nam. Theo lãnh đạo VIENT, ngoài hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote tại Tokyo, chuối Việt Nam do VIENT nhập khẩu còn được bày bán tại một số các hệ thống siêu thị địa phương khác như Chalenger của tỉnh Niiggata, tại Saitama, Chiba…
Nhật Bản là một thị trường khó tính nên chuối Việt Nam để xuất khẩu được vào đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, từ thổ nhưỡng trồng chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va chạm, trầy xước…
Hồi tháng 6, nước ta cũng xuất khẩu nhiều lô vải thiều sang Mỹ, Australia và một số nước khác. Trước khi xuất sang các nước khác, vải thiều được chăm sóc đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, kèm theo được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ ở TP HCM.
Vùng quy hoạch trồng vải thiều xuất đi Mỹ, Úc, Nhật Bản... tập trung chủ yếu tại xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). 107 hộ dân tại đây được đánh riêng từng mã số để trồng và chăm sóc cây theo tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).
Để đáp ứng yêu cầu gắt gao từ các nhà nhập khẩu khó tính như Mỹ, Úc, Việt Nam đã xây dựng bản đồ chiếu xạ (quy trình diệt khuẩn, làm sạch sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản), với chi phí 0,6-1 USD/kg sản phẩm. Chiếu xạ là khâu cuối cùng của quả vải để lên đường sang Mỹ, Úc, nhưng đây được xem là khâu quan trọng, yêu cầu không thể thiếu của nhà nhập khẩu.
Hàng năm, Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim xuất khẩu trên 10 tấn trái vú sữa sang Anh, Canada. Ngoài ra Hợp tác xã còn xuất sang Nga và Đức 50 tấn vú sữa trong năm 2012. Cùng với vú sữa Lò Rèn, hai loại vú sữa Bơ cơm vàng (Đồng Tháp) và Bơ hồng (Bến Tre) cũng đang được xuất khẩu ra nước ngoài.
Các quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao chất lượng của trái vú sữa Lò Rèn ở Việt Nam. Những năm gần đây, để xuất khẩu ra nước ngoài, vú sữa Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GlobalGap. Điều này đã được Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) thực hiện thành công nhiều năm qua trên 55ha trồng vú sữa, cho năng suất 400 tấn/năm.
Thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Úc vừa hoàn thành báo cáo dự thảo đánh giá về trái thanh long tươi của Việt Nam. Trong đó, đề xuất cấp giấy phép nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam vào thị trường này với điều kiện đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học. Nếu được cấp phép, Việt Nam là nước đầu tiên được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Úc.
Vào tháng 6 trước đó, chuyên gia Úc đã tiến hành thị sát việc trồng, thu hoạch quả thanh long cũng như các hoạt động tiền xuất khẩu. Theo kế hoạch, quy trình đánh giá rủi ro và xem xét việc nhập khẩu trái thanh long tươi Việt Nam sẽ được Chính phủ Úc hoàn thành vào cuối năm nay.