Tháng 8, khi cái nắng của mùa hè bước vào đỉnh điểm cũng là lúc trái chay rừng chín rộ. Theo đó, trên lối mòn nhỏ dẫn vào rừng, ra nương rẫy... người đi đường không khỏi buột miệng xuýt xoa khi bất ngờ bắt gặp cây chay đầy quả chín vàng cam nằm xen lẫn trái xanh già, lủng lẳng trên cành. Qua quan sát, lúc còn nhỏ trái chay to cỡ đầu cọng nhang (que hương), có màu vàng; khi già to cỡ trái chanh, khi chín màu vàng cam, ruột hồng và có nhiều hạt.Không phải do bề mặt ngoài nhìn láng mịn như nhung, hay màu vàng ươm khi chín; mà chính vị chua ngọt của phần thịt mới là điểm nhấn để trái chay hấp dẫn nhiều người, nhất là giới trẻ."Mùa thu hoạch chay hàng năm ở đây thường diễn ra từ tháng 7 đến gần cuối tháng 8. Mỗi ngày đi hái cũng được 10-30 kg/người. Nhiều hôm gặp cây sai trái thì lượng trái hái được nhiều gấp 2-3 lần", bà Võ Thị Thu (41 tuổi) ở thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - một trong những khu vực còn nhiều chay rừng ở Quảng Ngãi cho biết.Một cành chay quả già và chín nằm xen lẫn trên cành.Theo đó, cứ vào khoảng đầu giờ chiều, người dân đi hái rồi mang về để sáng hôm sau mới đem ra chợ bán. Trái chay ở đây khi bán được tính bằng rổ nhỏ, có trọng lượng từ 5-7 kg/rổ, với giá 60.000-70.000 đồng/rổ.Không bị "thất sủng" vì sự ê hề vật ngon, trái lạ trong thời buổi hiện tại như nhiều loại quả rừng khác, trái chay luôn có sức hấp dẫn đối với người đồng bằng, thị thành và đặc biệt là lớp trẻ. "Tuy cũng chỉ là trái để ăn chơi, thế nhưng ngoài màu sắc khá bắt mắt, lớp thịt mềm khá dày với vị ngọt pha lẫn hơi chua khá đặc biệt nên ăn rất thích", chị Lê Thị Hạnh (26 tuổi, ở TP.Quảng Ngãi) bày tỏ.Mấy năm gần đây, trước "cơn lốc" chặt phá rừng để lấy đất trồng keo làm cây chay bị đốn hạ nên loại trái này không còn nhiều như trước. Thế nhưng nếu chịu khó đi dọc ven bìa rừng, đồi thì không khó để tìm thấy loại cây này.Cây chay vốn mọc tự nhiên ở đồi, bìa rừng núi, nhưng do đây là loại cây vừa cho quả và nhiều bóng mát nên hiện nhiều gia đình ở thị thành Quảng Ngãi cũng trồng loại cây này trong khuôn viên nhà. Khi trưởng thành và cho trái, cây chay có chiều cao từ 10 đến hơn 20m, vỏ màu xám, lá màu xanh lục. Thời gian ra hoa của nó vào khoảng cuối tháng 3-4, đến cuối hè thì trái chín.Ngoài để "ăn tươi" như nhiều loại trái, quả khác; trái chay còn có thể chế biến làm thức ăn cho bữa cơm gia đình, như dầm nước rau muống luộc, nấu chua hoặc kho với cá. Một số người dân quê còn cắt trái này ra để phơi khô, cất dành để nấu canh. Bên cạnh đó, theo một số tài liệu y học thì trái và các bộ phận khác của cây chay còn có nhiều công dụng khác, như: Người già thường lấy vỏ rễ dùng ăn trầu. Đặc biệt trái chay còn sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh như phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, kém ăn...
Tháng 8, khi cái nắng của mùa hè bước vào đỉnh điểm cũng là lúc trái chay rừng chín rộ. Theo đó, trên lối mòn nhỏ dẫn vào rừng, ra nương rẫy... người đi đường không khỏi buột miệng xuýt xoa khi bất ngờ bắt gặp cây chay đầy quả chín vàng cam nằm xen lẫn trái xanh già, lủng lẳng trên cành. Qua quan sát, lúc còn nhỏ trái chay to cỡ đầu cọng nhang (que hương), có màu vàng; khi già to cỡ trái chanh, khi chín màu vàng cam, ruột hồng và có nhiều hạt.
Không phải do bề mặt ngoài nhìn láng mịn như nhung, hay màu vàng ươm khi chín; mà chính vị chua ngọt của phần thịt mới là điểm nhấn để trái chay hấp dẫn nhiều người, nhất là giới trẻ.
"Mùa thu hoạch chay hàng năm ở đây thường diễn ra từ tháng 7 đến gần cuối tháng 8. Mỗi ngày đi hái cũng được 10-30 kg/người. Nhiều hôm gặp cây sai trái thì lượng trái hái được nhiều gấp 2-3 lần", bà Võ Thị Thu (41 tuổi) ở thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - một trong những khu vực còn nhiều chay rừng ở Quảng Ngãi cho biết.
Một cành chay quả già và chín nằm xen lẫn trên cành.
Theo đó, cứ vào khoảng đầu giờ chiều, người dân đi hái rồi mang về để sáng hôm sau mới đem ra chợ bán. Trái chay ở đây khi bán được tính bằng rổ nhỏ, có trọng lượng từ 5-7 kg/rổ, với giá 60.000-70.000 đồng/rổ.
Không bị "thất sủng" vì sự ê hề vật ngon, trái lạ trong thời buổi hiện tại như nhiều loại quả rừng khác, trái chay luôn có sức hấp dẫn đối với người đồng bằng, thị thành và đặc biệt là lớp trẻ. "Tuy cũng chỉ là trái để ăn chơi, thế nhưng ngoài màu sắc khá bắt mắt, lớp thịt mềm khá dày với vị ngọt pha lẫn hơi chua khá đặc biệt nên ăn rất thích", chị Lê Thị Hạnh (26 tuổi, ở TP.Quảng Ngãi) bày tỏ.
Mấy năm gần đây, trước "cơn lốc" chặt phá rừng để lấy đất trồng keo làm cây chay bị đốn hạ nên loại trái này không còn nhiều như trước. Thế nhưng nếu chịu khó đi dọc ven bìa rừng, đồi thì không khó để tìm thấy loại cây này.
Cây chay vốn mọc tự nhiên ở đồi, bìa rừng núi, nhưng do đây là loại cây vừa cho quả và nhiều bóng mát nên hiện nhiều gia đình ở thị thành Quảng Ngãi cũng trồng loại cây này trong khuôn viên nhà. Khi trưởng thành và cho trái, cây chay có chiều cao từ 10 đến hơn 20m, vỏ màu xám, lá màu xanh lục. Thời gian ra hoa của nó vào khoảng cuối tháng 3-4, đến cuối hè thì trái chín.
Ngoài để "ăn tươi" như nhiều loại trái, quả khác; trái chay còn có thể chế biến làm thức ăn cho bữa cơm gia đình, như dầm nước rau muống luộc, nấu chua hoặc kho với cá. Một số người dân quê còn cắt trái này ra để phơi khô, cất dành để nấu canh. Bên cạnh đó, theo một số tài liệu y học thì trái và các bộ phận khác của cây chay còn có nhiều công dụng khác, như: Người già thường lấy vỏ rễ dùng ăn trầu. Đặc biệt trái chay còn sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh như phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, kém ăn...