Vào những ngày này, các nhà vườn bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng đang tấp nập đón khách vào mua, đặt bưởi. Lý giải việc bưởi tôm vàng được khách đặt mua nhiều, ông Phan Văn Hào (gần 60 tuổi) ở thôn 2, xã Thượng Mỗ bộc bạch: “Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng mà còn có mùi thơm đặc biệt đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng thơm thế nào cũng không hết mùi thơm”."Bưởi tôm vàng có xuất xứ từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nơi có giống bưởi Diễn nổi tiếng. Từ năm 1995, được người dân một số xã ven sông Đáy như Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình… đưa về trồng, chăm sóc nhiều năm mới cho quả. Ban đầu trồng, người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây, nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm, và giống bưởi được đặt tên tôm vàng từ đó” – ông Hào nhớ lại.Sau gần 20 năm đưa vào thâm canh, đến năm 2012, sản phẩm bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiện, UBND huyện Đan Phượng đã giao Hội Nông dân xã Thượng Mỗ là chủ sở hữu nhãn hiệu trên.Là một trong những hộ đi đầu về trồng bưởi tôm vàng ở huyện, ông Dương Văn Thọ, đội 2 cho biết: Từ năm 1997 khi chuyển đổi sang sang trồng 3 sào bưởi tôm vàng, gia đình ông đã có thu nhập cao từ 100 triệu đến trên dưới 200 triệu đồng/năm. “Không chỉ gia đình nhà tôi có thu nhập cao từ bưởi, mà trong thôn, xã còn nhiều hộ có thu nhập cao hơn lên đến trên 300 triệu đồng như gia đình anh Tạ Văn Sơn, anh Nguyễn Văn Sinh…”- ông Thọ cho hay.Theo ông Thọ, trồng giống bưởi tôm vàng không mất nhiều công chăm sóc, ít gặp dịch bệnh, thời gian chín và thu hoạch lại vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao, năm nay giá bưởi trung bình từ 50.000 đến trên 60.000 đồng/quả, chủ yếu được các lái buôn từ các xã, huyện của Hà Nội về thu mua tận vườn.“So với các năm trước, năm nay bưởi được mùa, lại được giá, đến giờ hầu như các vườn trong xã đã được lái buôn đặt mua gần hết, với đà này khoảng đầu tháng 12 Âm lịch dù giá có lên đến trên 100.000 đồng/quả các nhà vườn cũng không còn hàng để bán" – ông Thọ thông tin.Để đảm bảo cho sản phẩm bưởi sạch, các nhà vườn ở Thượng Mỗ dùng các bẫy thủ công để diệt trừ côn trùng.Nhiều chủ vườn còn chăn thả gà dưới tán bưởi để tạo thêm thu nhập.
Vào những ngày này, các nhà vườn bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng đang tấp nập đón khách vào mua, đặt bưởi. Lý giải việc bưởi tôm vàng được khách đặt mua nhiều, ông Phan Văn Hào (gần 60 tuổi) ở thôn 2, xã Thượng Mỗ bộc bạch: “Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng mà còn có mùi thơm đặc biệt đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng thơm thế nào cũng không hết mùi thơm”.
"Bưởi tôm vàng có xuất xứ từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nơi có giống bưởi Diễn nổi tiếng. Từ năm 1995, được người dân một số xã ven sông Đáy như Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình… đưa về trồng, chăm sóc nhiều năm mới cho quả. Ban đầu trồng, người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây, nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt đến kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm, và giống bưởi được đặt tên tôm vàng từ đó” – ông Hào nhớ lại.
Sau gần 20 năm đưa vào thâm canh, đến năm 2012, sản phẩm bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiện, UBND huyện Đan Phượng đã giao Hội Nông dân xã Thượng Mỗ là chủ sở hữu nhãn hiệu trên.
Là một trong những hộ đi đầu về trồng bưởi tôm vàng ở huyện, ông Dương Văn Thọ, đội 2 cho biết: Từ năm 1997 khi chuyển đổi sang sang trồng 3 sào bưởi tôm vàng, gia đình ông đã có thu nhập cao từ 100 triệu đến trên dưới 200 triệu đồng/năm. “Không chỉ gia đình nhà tôi có thu nhập cao từ bưởi, mà trong thôn, xã còn nhiều hộ có thu nhập cao hơn lên đến trên 300 triệu đồng như gia đình anh Tạ Văn Sơn, anh Nguyễn Văn Sinh…”- ông Thọ cho hay.
Theo ông Thọ, trồng giống bưởi tôm vàng không mất nhiều công chăm sóc, ít gặp dịch bệnh, thời gian chín và thu hoạch lại vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao, năm nay giá bưởi trung bình từ 50.000 đến trên 60.000 đồng/quả, chủ yếu được các lái buôn từ các xã, huyện của Hà Nội về thu mua tận vườn.
“So với các năm trước, năm nay bưởi được mùa, lại được giá, đến giờ hầu như các vườn trong xã đã được lái buôn đặt mua gần hết, với đà này khoảng đầu tháng 12 Âm lịch dù giá có lên đến trên 100.000 đồng/quả các nhà vườn cũng không còn hàng để bán" – ông Thọ thông tin.
Để đảm bảo cho sản phẩm bưởi sạch, các nhà vườn ở Thượng Mỗ dùng các bẫy thủ công để diệt trừ côn trùng.
Nhiều chủ vườn còn chăn thả gà dưới tán bưởi để tạo thêm thu nhập.