Mắc ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.
Châu Úc hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại là ở New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay.
Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao nhưng cũng yêu cầu sự chăm bón, cắt tỉa và tưới tiêu rất khắt khe.
Mắc ca thích nghi với lượng photpho thấp, vì vậy, chủ vườn luôn phải cẩn thận sử dụng bất kỳ loại phân bón có hàm lượng phốt pho cao. Ngoài ra, chủ vườn thường xuyên phải bón nitơ và kali để cây cho quả chất lượng.
Cây này có một hệ thống rễ xơ, dễ bị khô hạn, vì vậy, chủ vườn luôn phải tưới tiêu đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây trong suốt thời gian tăng trưởng và phát triển của cây.
Quả mắc ca có hình trái đào hoặc tròn như hòn bi. Khi chín quả chuyển từ xanh sang nâu. Khi vỏ khô sẽ tự nứt và rụng xuống đất bên trong có chứa hạt.
Tại thị trường Việt Nam, hạt mắc ca đã tách vỏ có giá cả khá cao, vào khoảng 1 triệu đồng/kg.
Người ta phong mắc ca là "hoàng hậu" của các loại quả khô. Hạt của nó rất ngon, ngon hơn cả hạt điều. Nó được dùng để làm các loại bánh, kẹo cao cấp và các loại dầu hảo hạng.
Các chuyên gia Việt Nam còn gọi mắc ca là cây "tỷ đô" bởi những giá trị kinh tế mà nó mang lại.
Mắc ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.
Châu Úc hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại là ở New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay.
Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao nhưng cũng yêu cầu sự chăm bón, cắt tỉa và tưới tiêu rất khắt khe.
Mắc ca thích nghi với lượng photpho thấp, vì vậy, chủ vườn luôn phải cẩn thận sử dụng bất kỳ loại phân bón có hàm lượng phốt pho cao. Ngoài ra, chủ vườn thường xuyên phải bón nitơ và kali để cây cho quả chất lượng.
Cây này có một hệ thống rễ xơ, dễ bị khô hạn, vì vậy, chủ vườn luôn phải tưới tiêu đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây trong suốt thời gian tăng trưởng và phát triển của cây.
Quả mắc ca có hình trái đào hoặc tròn như hòn bi. Khi chín quả chuyển từ xanh sang nâu. Khi vỏ khô sẽ tự nứt và rụng xuống đất bên trong có chứa hạt.
Tại thị trường Việt Nam, hạt mắc ca đã tách vỏ có giá cả khá cao, vào khoảng 1 triệu đồng/kg.
Người ta phong mắc ca là "hoàng hậu" của các loại quả khô. Hạt của nó rất ngon, ngon hơn cả hạt điều. Nó được dùng để làm các loại bánh, kẹo cao cấp và các loại dầu hảo hạng.
Các chuyên gia Việt Nam còn gọi mắc ca là cây "tỷ đô" bởi những giá trị kinh tế mà nó mang lại.