Thông tin mới nhất, Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định, các linh kiện thiết yếu của xe đạp điện HKBike đều được hãng này nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, nhiều thông tin về các loại xe đạp điện Trung Quốc tràn lan thị trường Việt cũng từng khiến người tiêu dùng hoang mang. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phân biệt xe đạp điện Trung Quốc đội lốt hàng chất lượng cao.Anh Thái, chủ một cửa hàng chuyên bán xe đạp điện trên đường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Thi trường xe đạp điện hiện nay đang rất bát nháo. Việc phân biệt xe đạp điện thật và giả vì thế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chính vì thế người tiêu dùng nên thật sáng suốt khi lựa chọn thương hiệu, địa điểm, uy tín... khi quyết định mua xe. Điều quan trọng nhất là chú ý đến giấy tờ liên quan đến xe. Bởi theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết xe đạp điện nhái đều không hề có bất kỳ giấy tờ nào kèm theo".Từng mua phải xe đạp điện Trung Quốc nhái hàng Nhật, anh Tuấn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi từng mua một chiếc xe đạp điện cho con gái mình đi học nhưng tôi đã bị hớ cả về giá lẫn chất lượng loại xe này. Vì vội nên tôi không kiểm tra giấy tờ, không kiểm tra kĩ nên mới thành ra vậy. Điều đáng lưu ý nhất khi mọi người chọn mua xe là đừng nên chọn những chiếc xe có màu sắc sặc sỡ và bị nhòe đi rất nhiều.Là người có kinh nghiệm trong việc lắp đặt, sửa chữa xe đạp điện, bác Quang (64 tuổi, Hà Nội) cho biết: "Thường xuyên theo dõi các loại xe đạp điện khi khách hàng mang đến sửa nên tôi thừa biết các kiểu xe đạp điện Trung Quốc nhái hàng hiệu như thế nào. Thứ nhất là phần đèn, thường xe chính hãng có 5 vạch đỏ báo điện, khi còn 1 vạch cuối sẽ nhấp nháy báo hết điện. Còn xe nhái mặt điện có thể có thêm đèn dưới cùng màu xanh lá. Hoặc các ký hiệu không đúng quy cách".Cũng theo bác Quang, Trong lòng cốp dưới yên xe được làm bằng nhựa có bề mặt mịn màng,trong cốp còn có 01 át tô mát màu xanh dương. Trong khi đó, xe nhái trong lòng cốp yên nhựa không được mịn và yên có thể mở ra phía trước.hoặc một số xe phiên bản mới Số máy xe chính hãng sắc nét, được khắc Lazer đều và mịn, số máy xe nhái giập tay, thường không đều và rất nhiều lỗ đục.Xe đạp điện chính hãng có cần phanh trắng bạc trơn mịn, không gồ ghề sần sùi như xe nhái.Số khung xe chính hãng nằm ngang, sơn đen, số khung xe nhái nằm dọc, sần sùi.Còi xe chính hãng ẩn bên trong phần nhựa ốp mặt trước, còi xe nhái lộ ra ngoàiCòn theo chia sẻ của chị Minh (42 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Có lần mình cũng nghi ngờ xe đạp điện con mình đang đi bị mua phải hàng dởm nên mình cũng kiểm tra. Lúc đó mình lấy hóa đơn nhập khẩu đối chiếu với khung xe xem có khớp không. Kiểm tra mới tá hỏa đúng là hàng nhái vì mọi số liệu đều không ăn khớp với nhau. Bởi, trước đó mình được một người quen hướng dẫn và biết được, đối với xe đạp điện chính hãng khi mua có kèm theo 1 quyển sổ và hóa đơn nhập khẩu, trong đó có in số khung và số máy trùng khớp với số khung và số máy trên xe".
Thông tin mới nhất, Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định, các linh kiện thiết yếu của xe đạp điện HKBike đều được hãng này nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, nhiều thông tin về các loại xe đạp điện Trung Quốc tràn lan thị trường Việt cũng từng khiến người tiêu dùng hoang mang. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phân biệt xe đạp điện Trung Quốc đội lốt hàng chất lượng cao.
Anh Thái, chủ một cửa hàng chuyên bán xe đạp điện trên đường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Thi trường xe đạp điện hiện nay đang rất bát nháo. Việc phân biệt xe đạp điện thật và giả vì thế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chính vì thế người tiêu dùng nên thật sáng suốt khi lựa chọn thương hiệu, địa điểm, uy tín... khi quyết định mua xe. Điều quan trọng nhất là chú ý đến giấy tờ liên quan đến xe. Bởi theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết xe đạp điện nhái đều không hề có bất kỳ giấy tờ nào kèm theo".
Từng mua phải xe đạp điện Trung Quốc nhái hàng Nhật, anh Tuấn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi từng mua một chiếc xe đạp điện cho con gái mình đi học nhưng tôi đã bị hớ cả về giá lẫn chất lượng loại xe này. Vì vội nên tôi không kiểm tra giấy tờ, không kiểm tra kĩ nên mới thành ra vậy. Điều đáng lưu ý nhất khi mọi người chọn mua xe là đừng nên chọn những chiếc xe có màu sắc sặc sỡ và bị nhòe đi rất nhiều.
Là người có kinh nghiệm trong việc lắp đặt, sửa chữa xe đạp điện, bác Quang (64 tuổi, Hà Nội) cho biết: "Thường xuyên theo dõi các loại xe đạp điện khi khách hàng mang đến sửa nên tôi thừa biết các kiểu xe đạp điện Trung Quốc nhái hàng hiệu như thế nào. Thứ nhất là phần đèn, thường xe chính hãng có 5 vạch đỏ báo điện, khi còn 1 vạch cuối sẽ nhấp nháy báo hết điện. Còn xe nhái mặt điện có thể có thêm đèn dưới cùng màu xanh lá. Hoặc các ký hiệu không đúng quy cách".
Cũng theo bác Quang, Trong lòng cốp dưới yên xe được làm bằng nhựa có bề mặt mịn màng,trong cốp còn có 01 át tô mát màu xanh dương. Trong khi đó, xe nhái trong lòng cốp yên nhựa không được mịn và yên có thể mở ra phía trước.
hoặc một số xe phiên bản mới Số máy xe chính hãng sắc nét, được khắc Lazer đều và mịn, số máy xe nhái giập tay, thường không đều và rất nhiều lỗ đục.
Xe đạp điện chính hãng có cần phanh trắng bạc trơn mịn, không gồ ghề sần sùi như xe nhái.
Số khung xe chính hãng nằm ngang, sơn đen, số khung xe nhái nằm dọc, sần sùi.
Còi xe chính hãng ẩn bên trong phần nhựa ốp mặt trước, còi xe nhái lộ ra ngoài
Còn theo chia sẻ của chị Minh (42 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Có lần mình cũng nghi ngờ xe đạp điện con mình đang đi bị mua phải hàng dởm nên mình cũng kiểm tra. Lúc đó mình lấy hóa đơn nhập khẩu đối chiếu với khung xe xem có khớp không. Kiểm tra mới tá hỏa đúng là hàng nhái vì mọi số liệu đều không ăn khớp với nhau. Bởi, trước đó mình được một người quen hướng dẫn và biết được, đối với xe đạp điện chính hãng khi mua có kèm theo 1 quyển sổ và hóa đơn nhập khẩu, trong đó có in số khung và số máy trùng khớp với số khung và số máy trên xe".