Thông tư 57, từ 6/1/2016, xe 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa. Hiện tại, bình cứu hỏa mini đang là mặt hàng "hot", được nhiều người "săn" lùng để trang bị cho xe. Trên thị trường, sản phẩm này đa dạng xuất xứ (Trung Quốc, Ý, Đài Loan...), mức giá và chủng loại khiến người tiêu dùng "hoa mắt" chọn lựa.Mặt hàng này hiện đang được báo hết hàng tại nhiều điểm bán tại Nguyễn Du, Lê Duẩn, Yết Kiêu (Hà Nội). Không ít trang bán hàng online cũng phải "khất" khách hàng đến ngày có hàng dự kiến là 11/1.Bình cứu hỏa mini dạng Co2 lỏng, dạng bột hoặc dạng khí có giá bán từ 45.000 đồng đến 300.000 đồng, trọng lượng từ 600g. Bình dạng khí thường có giá đắt hơn các loại còn lại (tùy theo xuất xứ, trọng lượng).Khi mua, khách hàng cần cân nhắc loại bình có kích thước, trọng lượng phù hợp khi đặt trong xe. Chú ý dung tích bình, các bình cứu hỏa mini cho ô tô có dung tích 500ml sẽ có thời gian xịt chữa cháy từ 5-8 giây, các bình dung tích lớn hơn sẽ có thời gian dài hơn.Ngoài ra, khách hàng có thể hỏi người bán về hạn sử dụng của bình cứu hỏa. Loại dạng bột loại 1kg có thể lên tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong nên có thể đo bằng cách cân bình.Các chuyên gia đưa lời khuyên, với các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ cần mua một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5 lít, bình nước với chất phụ gia chữa cháy từ 1-5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Bình cứu hỏa mini chỉ hiệu quả với những đám cháy mới khởi phát hoặc khi giúp người khác cháy xe. Nếu đám cháy lớn, các loại bình lớn hơn sẽ hữu hiệu.Người mua nên chú ý các kí hiệu trên bình như là: A (chữa cháy chất rắn), B (chất lỏng), C (chất khí) và D hoặc E (điện). Nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy ở nơi quá kín khí.Các loại bình cứu hỏa mini cho ô tô có nhiều nguồn gốc xuất xứ, khi mua, khách nên chọn loại có tem chống hàng giả hoặc tem kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng.Bên cạnh đó, khi lắp đặt bình trên xe, không đặt bình chữa cháy ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao hơn 50 độ C như táp-lô trước, khay để đồ dưới kính sau... Đặt bình ở nơi tiện với tầm với của tài xế.
Thông tư 57, từ 6/1/2016, xe 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa. Hiện tại, bình cứu hỏa mini đang là mặt hàng "hot", được nhiều người "săn" lùng để trang bị cho xe. Trên thị trường, sản phẩm này đa dạng xuất xứ (Trung Quốc, Ý, Đài Loan...), mức giá và chủng loại khiến người tiêu dùng "hoa mắt" chọn lựa.
Mặt hàng này hiện đang được báo hết hàng tại nhiều điểm bán tại Nguyễn Du, Lê Duẩn, Yết Kiêu (Hà Nội). Không ít trang bán hàng online cũng phải "khất" khách hàng đến ngày có hàng dự kiến là 11/1.
Bình cứu hỏa mini dạng Co2 lỏng, dạng bột hoặc dạng khí có giá bán từ 45.000 đồng đến 300.000 đồng, trọng lượng từ 600g. Bình dạng khí thường có giá đắt hơn các loại còn lại (tùy theo xuất xứ, trọng lượng).
Khi mua, khách hàng cần cân nhắc loại bình có kích thước, trọng lượng phù hợp khi đặt trong xe. Chú ý dung tích bình, các bình cứu hỏa mini cho ô tô có dung tích 500ml sẽ có thời gian xịt chữa cháy từ 5-8 giây, các bình dung tích lớn hơn sẽ có thời gian dài hơn.
Ngoài ra, khách hàng có thể hỏi người bán về hạn sử dụng của bình cứu hỏa. Loại dạng bột loại 1kg có thể lên tới 5 năm, đối với bình khí CO2 thì phụ thuộc vào lượng khí bên trong nên có thể đo bằng cách cân bình.
Các chuyên gia đưa lời khuyên, với các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ cần mua một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5 lít, bình nước với chất phụ gia chữa cháy từ 1-5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Bình cứu hỏa mini chỉ hiệu quả với những đám cháy mới khởi phát hoặc khi giúp người khác cháy xe. Nếu đám cháy lớn, các loại bình lớn hơn sẽ hữu hiệu.
Người mua nên chú ý các kí hiệu trên bình như là: A (chữa cháy chất rắn), B (chất lỏng), C (chất khí) và D hoặc E (điện). Nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy ở nơi quá kín khí.
Các loại bình cứu hỏa mini cho ô tô có nhiều nguồn gốc xuất xứ, khi mua, khách nên chọn loại có tem chống hàng giả hoặc tem kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, khi lắp đặt bình trên xe, không đặt bình chữa cháy ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao hơn 50 độ C như táp-lô trước, khay để đồ dưới kính sau... Đặt bình ở nơi tiện với tầm với của tài xế.