1. Ngũ cốc: Các chuyên gia dự đoán rằng, sản lượng ngũ cốc như ngô và gạo có thể giảm một cách đột ngột do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Theo ước tính, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả số tiền nhiều hơn 30% so với hiện tại cho bát ngũ cốc vào năm 2030.
2. Cà phê: Tình trạng hạn hán ở Brazil đã khiến giá bán lẻ cà phê cao hơn so với bình thường. Cà phê thích hợp với những sườn đồi mát mẻ để phát triển. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2020, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể làm giảm sản lượng cà phê xuống 34%.
3. Sô cô la: Những người nông dân Mỹ phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng tại các thị trường sô cô la mới nổi như Trung Quốc. So với năm 2013, giá bán lẻ sô cô la ở Mỹ đã tăng 2,8%.
4. Thịt bò: Tính đến năm 2014, số lượng đàn gia súc của Mỹ đã giảm đáng kể. Trong khi đó, giá thịt bò lại tăng mạnh trong vòng 30 năm qua. Cụ thể, giá của 1 pound (gần 500g) thịt bò là 3,5 USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực chăn nuôi.
5. Mật ong: Trong 6 năm qua, lượng mật ong ở Mỹ đã giảm khoảng 30% do thời tiết xấu, thuốc trừ sâu, bệnh tật và quá trình vận chuyển. Điều này đã đẩy giá mật ong lên mức kỷ lục: 2,12 USD/ pound.
6. Trái bơ: Ở California, nơi mà 95% số bơ tiêu thụ trên thị trường Mỹ được trồng, hạn hán đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và tiếp tục là mối đe dọa. Theo một số chuyên gia, sản lượng bơ có thể giảm xuống 40% trong vòng 30 năm tới.
1. Ngũ cốc: Các chuyên gia dự đoán rằng, sản lượng ngũ cốc như ngô và gạo có thể giảm một cách đột ngột do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Theo ước tính, người tiêu dùng Mỹ có thể phải trả số tiền nhiều hơn 30% so với hiện tại cho bát ngũ cốc vào năm 2030.
2. Cà phê: Tình trạng hạn hán ở Brazil đã khiến giá bán lẻ cà phê cao hơn so với bình thường. Cà phê thích hợp với những sườn đồi mát mẻ để phát triển. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2020, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể làm giảm sản lượng cà phê xuống 34%.
3. Sô cô la: Những người nông dân Mỹ phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu ngày càng tăng tại các thị trường sô cô la mới nổi như Trung Quốc. So với năm 2013, giá bán lẻ sô cô la ở Mỹ đã tăng 2,8%.
4. Thịt bò: Tính đến năm 2014, số lượng đàn gia súc của Mỹ đã giảm đáng kể. Trong khi đó, giá thịt bò lại tăng mạnh trong vòng 30 năm qua. Cụ thể, giá của 1 pound (gần 500g) thịt bò là 3,5 USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực chăn nuôi.
5. Mật ong: Trong 6 năm qua, lượng mật ong ở Mỹ đã giảm khoảng 30% do thời tiết xấu, thuốc trừ sâu, bệnh tật và quá trình vận chuyển. Điều này đã đẩy giá mật ong lên mức kỷ lục: 2,12 USD/ pound.
6. Trái bơ: Ở California, nơi mà 95% số bơ tiêu thụ trên thị trường Mỹ được trồng, hạn hán đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và tiếp tục là mối đe dọa. Theo một số chuyên gia, sản lượng bơ có thể giảm xuống 40% trong vòng 30 năm tới.